Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 14:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Phát triển du lịch xanh trên nền tảng văn hóa

Chủ nhật, 18/09/2022 21:09

TMO - Với thông điệp "Du lịch xanh trên nền tảng văn hóa," tỉnh Quảng Nam hướng tới xây dựng môi trường du lịch phát triển bền vững, tăng trưởng xanh. Địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có từ 10 – 20 mô hình du lịch xanh tiêu biểu.

Quảng Nam giàu tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, di sản để phát triển du lịch. Địa phương này sở hữu hai di sản văn hóa thế giới là đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn; ngoài ra còn có Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - nghệ thuật Bài chòi... và gần 500 di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh... 

Nhiều năm qua, Quảng Nam phát triển các làng nghề gắn với du lịch như rừng dừa Cẩm Thanh, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà (Hội An); làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn (Duy Xuyên)…

Cùng với những lợi thế trên, tại các huyện miền núi phía Tây của tỉnh hiện đang sở hữu nhiều ưu thế  bởi những giá trị cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa bản địa độc đáo đa dạng của 4 thành phần dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu, gồm: Cơ Tu, Cor, Giẻ Triêng và Xơ Đăng với nhiều nét đặc trưng văn hóa về đời sống, phong tục tập quán, ẩm thực rất đặc sắc. 

Tỉnh Quảng Nam đang khai thác hiệu quả tài nguyên văn hóa bản địa trong phát triển du lịch. Ảnh: Quốc Tuấn 

Với chủ đề "Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh" của Năm Du lịch quốc gia 2022, Quảng Nam xây dựng thêm nhiều sản phẩm mới như sản phẩm du lịch trải nghiệm sâm Ngọc Linh (Nam Trà My); lễ hội trái cây (Tiên Phước); Làng du lịch cộng đồng Cẩm Phú - Gò Nổi (Điện Bàn); du lịch sinh thái, gắn với cuộc sống văn hóa đồng bào dân tộc ở Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang…

Tại hội thảo quốc tế "Du lịch xanh trên nền tảng văn hóa Quảng Nam", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ông Trần Văn Tân nhận định, du lịch xanh sẽ là xu hướng lựa chọn tất yếu của nhân loại, đề cao ý thức con người trong bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn bản sắc văn hoá, quán triệt tinh thần phát triển du lịch xanh trong từng đề án phát triển du lịch, từng doanh nghiệp, sản phẩm du lịch cụ thể.

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết, qua các cuộc khảo sát, thăm dò của các chuyên gia, du lịch Quảng Nam chủ yếu tập trung ở phía Bắc, cụ thể là trung tâm đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn. Du khách đến đông nhưng doanh thu không nhiều, số ngày và đêm lưu trú của du khách tại Quảng Nam cũng không cao.

Chính vì thế, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh cho rằng cần có những giải pháp để tuyên truyền nhận thức sâu rộng trong việc triển khai bộ tiêu chí du lịch xanh, làm thế nào để có thêm nhiều sản phẩm lan toả về phía Nam, Tây, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nông thôn để khai thác các giá trị tìềm năng làng nghề, bản sắc văn hoá bản địa vùng miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam.

Đa dạng sản phẩm và theo định hướng xuyên suốt phát triển du lịch xanh, bền vững, du lịch trên nền tảng văn hoá. Phấn đấu sau Năm du lịch Quốc gia 2022 sẽ có nhiều sản phẩm đảm bảo theo bộ tiêu chí du lịch xanh được công nhận, có giá trị.

Du khách nước ngoài tham quan vườn rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An). Ảnh: Trần Thường 

Để phát triển du lịch xanh trong thời gian tới đạt hiệu quả, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cộng đồng du lịch, các bên liên quan tiếp tục quan tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ: Trước hết cần tập trung xây dựng du lịch xanh quán triệt trên từng sản phẩm cụ thể, địa điểm du lịch.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Nam có 10 - 20 mô hình du lịch xanh tiêu biểu như kế hoạch của UBND tỉnh đã đề ra.  Ngành du lịch, cộng đồng du lịch Quảng Nam tiếp tục tăng cường áp dụng bộ tiêu chí du lịch xanh ở các cơ sở kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị có liên quan.

Với bề dày lịch sử và giá trị đặc trưng của văn hoá Quảng Nam, cần xác lập nền tảng văn hoá trong phát triển du lịch xanh, các hoạt động du lịch phải thiết lập trên nền tảng văn hoá ấy, nương tựa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, đặc trưng. Chú trọng giảm áp lực đến những các di sản, kết hợp tái tạo, giữ gìn các giá trị văn hoá bản địa, các làng nghề.

Các sở ban ngành liên quan tiếp tục tham mưu đề xuất UBND tỉnh để xây dựng chiến lược phát triển văn hoá du lịch theo hướng bền vững, du lịch xanh, khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo trên nền tảng bảo tồn thật tốt những giá trị văn hoá cốt lõi, đặc trưng, giảm thiểu tác động đến môi trường, tự nhiên và xã hội. 

 

 

Khánh Nam

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline