Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 22/11/2024 23:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ sáu, 22/11/2024

Phát triển du lịch từ nguồn tài nguyên văn hóa, lịch sử

Thứ sáu, 09/06/2023 13:06

TMO - Ninh Bình là tỉnh có bề dày lịch sử và truyền thống văn hiến lâu đời, nơi lưu giữ những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc chan hòa với cảnh quan thiên nhiên, một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình là phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn với các giá trị văn hóa, lịch sử. 

Ninh Bình được biết đến là kinh đô của Việt Nam với 3 triều đại Đinh, Lê, Lý, vì thế, địa phương này sở hữu nhiều di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam. Nơi đây có nhiều công trình kiến trúc, di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng đan xen vào nhau như những bức tranh thiên nhiên thủy mặc mà ở đó hiện đang hiện hữu 1.821 di tích, gồm 298 di tích cấp tỉnh, 81 di tích cấp quốc gia (trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt). Một số di tích lịch sử văn hóa quan trọng như: Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành, đền Thái Vi, đền Đức Thánh Nguyễn, đền Trương Hán Siêu, chùa Bái Đính, chùa Bích Động, chùa Nhất Trụ, nhà thờ đá Phát Diệm…

Ninh Bình có Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới duy nhất ở Đông Nam Á, nơi được ví như cuốn biên niên sử nguyên vẹn về sự biến đổi địa chất, địa mạo và cảnh quan môi trường cùng truyền thống cư trú của loài người trải qua hơn 30.000 năm phát triển. Ngoài ra, đây còn là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hóa phi vật thể nổi tiếng với 225 lễ hội truyền thống, trong đó có nhiều lễ hội đặc sắc được du khách trong và ngoài nước biết đến như: Lễ hội Hoa Lư, Lễ hội Tràng An, Lễ hội đền Thái Vi, Lễ hội chùa Bích Động, Lễ hội chùa Bái Đính, Lễ hội Báo bản Nộn Khê, Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ... 

Ninh Bình cũng đồng thời là đất tổ của nghệ thuật hát xẩm, hát chèo và nhiều làng nghề truyền thống, tiêu biểu như: Làng nghề thêu Văn Lâm, làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân (Hoa Lư), các làng nghề chế biến cói ở Kim Sơn, nghề gốm Bồ Bát (Yên Mô). Những giá trị văn hóa, lịch sử này là lợi thế to lớn để địa phương này phát triển du lịch. 

Với giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc tỉnh Ninh Bình đang khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn tài nguyên này. Ảnh: MĐ

Thời gian qua, Ninh Bình đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chương trình phát triển du lịch. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2020-2025) xác định, đầu tư hạ tầng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn là một trong 3 khâu đột phá chiến lược, tạo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ; chuyển công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng sang phát triển du lịch, tạo mô hình tăng trưởng "xanh". 

Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045. Kết luận số 07-KL/TU ngày 12/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong phát triển du lịch. Đến nay, các địa phương trong tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm, chú trọng và tích cực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử; khoanh vùng cấm khai thác đá vôi, khai thác rừng đặc dụng trên núi đá. 

Tỉnh Ninh Bình ưu tiên nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo có lợi thế của tỉnh: Du lịch tâm linh, văn hóa, lịch sử gắn với di sản, di tích lịch sử, lễ hội; Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng ở các khu vực có cảnh quan đẹp, suối khoáng nóng; Du lịch tham quan thắng cảnh thiên nhiên, khám phá các hang động, đa dạng sinh học... Trong đó ưu tiên phát triển các giá trị di sản, văn hóa truyền thống của vùng đất và con người Ninh Bình đặc biệt là giá trị văn hóa lịch sử Cố đô Hoa Lư.

Khu Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư có hơn 30 di tích, trong đó đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành là hai di tích đặc biệt quan trọng với những kiến trúc cổ độc đáo đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá ở thế kỷ XVII.  Ngoài điểm di tích kể trên, khu vực Cố đô Hoa Lư hiện nay còn lưu giữ hàng ngàn di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học. Với những giá trị văn hóa, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, Cố đô Hoa Lư là một trong ba vùng lõi thuộc Quần thể danh thắng Tràng An, được UNESCO chính thức công nhận là di sản kép (văn hóa và thiên nhiên) đầu tiên và duy nhất tại Đông Nam Á vào năm 2014.

Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Bình tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, làng nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phong phú của tỉnh để hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo. Tích cực đưa các loại hình nghệ thuật dân tộc như hát chèo, hát xẩm, múa rối nước, văn hóa đồng bào Mường... vào phục vụ du lịch.

Những lễ hội truyền thống đặc sắc như Lễ hội Cố đô Hoa Lư được tổ chức hằng năm là dịp để Ninh Binh bảo tồn giá trị văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch. 

Nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch, tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch phát triển văn hóa thể thao như: Đề án xây dựng các sản phẩm văn hóa nhằm phát huy giá trị văn hóa, lịch sử Cố đô Hoa Lư phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo; Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư, giai đoạn 2021-2030"... 

Giai đoạn 2016-2022 nhiều dự án, công trình về du lịch với số vốn hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiêu biểu như: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An; Dự án tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng quảng trường và sân lễ hội phía trước Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế tại thành phố Ninh Bình; Dự án nạo vét, xây kè bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê... Đối với tỉnh Ninh Bình, sự liên kết giữa du lịch và văn hóa ngày càng gắn kết sâu sắc, đòi hỏi phải thúc đẩy sự bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là bản sắc và sự khác biệt của văn hóa địa phương.

Với việc tổ chức thành công Tuần Du lịch “Sắc vàng – Tam Cốc Tràng An” tỉnh Ninh Bình đã thu hút  hơn 172.500 lượt du khách; nâng tổng số lượng khách du lịch đón được từ đầu năm đến nay là hơn 4,14 triệu lượt, tăng 2,8 lần so cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch ước đạt gần 3.376 tỷ đồng, tăng 3,4 lần; trong đó doanh thu lưu trú đã tăng lên tới 71,6%; doanh thu ăn uống tăng 3,6 lần.  

Trước đó, theo số liệu của Sở Du lịch, từ ngày 29/4 đến ngày 3/5, Ninh Bình đã đón 342.708 lượt khách, tăng 63,2% so với cùng kỳ. Trong đó có hơn 24.000 lượt khách quốc tế, tăng 190,8% so với cùng kỳ. Doanh thu ước đạt 320 tỷ đồng. Công suất sử dụng phòng đạt từ 85 - 90%.Một số khu, điểm du lịch đón đông khách như Tràng An 70.700 lượt, Phố cổ Hoa Lư đón 69.500 lượt, khu núi chùa Bái Đính 65.600 lượt khách, Vườn chim Thung Nham 44.900 lượt khách, Tam Cốc 31.000 lượt khách, Vườn quốc gia Cúc Phương 14.810 lượt khách, Cố đô Hoa Lư 5.725 lượt khách.  

 

 

Thu Trang 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline