Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 15/12/2024 03:12

Tin nóng

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Chủ nhật, 15/12/2024

Phát triển du lịch gắn với cây dược liệu

Thứ hai, 11/11/2024 06:11

TMO - Khám phá, thăm quan du lịch vùng dược liệu, vùng trồng sâm Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) hiện nay đang là hướng đi được nhiều du khách quan tâm. Những tiềm năng, lợi thế này là tiền đề để địa phương khai thác, phát triển du lịch.

Là huyện miền núi nằm dưới dãy Ngọc Linh hùng vĩ, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) sở hữu nhiều lợi thế về thiên nhiên, con người và văn hóa đa dạng, đặc sắc để phát triển du lịch. Trong đó, lý tưởng nhất là khai thác du lịch cộng đồng dưới góc độ khám phá vùng trồng cây sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu cùng hệ sinh thái thiên nhiên trong lành, gắn với tìm hiểu văn hóa, ẩm thực đặc trưng của vùng cao xứ Quảng.

Với độ cao trung bình từ 1000m-1500m so với mực nước biển, lượng mưa trải đều trong các tháng trong năm, đất đai màu mỡ, độ che phủ rừng trên 65%; rừng núi nơi đây có tầng đất lợi ít bị bào mòn nên rất thuận lợi cho cây trồng, nhất là đối với cây dược liệu. Do đó ngay từ năm 2015 đến nay Quảng Nam đã chú ý, nỗ lực khuyến khích phát triển du lịch sâm và cây dược liệu. Đây cũng chính là tiềm năng, lợi thế của một “thủ phủ sâm”

Tới với vùng Nam Trà My, Thác Năm Tầng, thác Suối đôi, điểm săn mây Tắk Pổ là những địa danh không thể bỏ qua với du khách muốn tìm đến cảm giác bình yên. Chỉ hơn 2 giờ đồng hồ di chuyển bằng ô tô lên các điểm du lịch trên, du khách đã có thể cùng bạn bè có thể dành trọn thời gian cuối tuần thư giãn tại đây.

Bên cạnh những điểm du lịch trên, mô hình du lịch sinh thái vườn sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My cũng được địa phương bắt đầu triển khai thu hút khách tham quan tới trải nghiệm.

Đại diện Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam chia sẻ, vừa qua huyện Nam Trà My đã phối hợp với một số đơn vị lữ hành đi khảo sát để tạo thành một tuyến tour du lịch vùng sâm và du lịch văn hoá.

Huyện cũng tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông và những đơn vị lữ hành đó đi trải nghiệm từng địa điểm để trên cơ sở đó tạo thành tour tuyến và thu hút đầu tư. Huyện Nam Trà My có nhiều lợi thế phát triển du lịch khi sở hữu vùng sâm Ngọc Linh mang thương hiệu quốc gia.

Ngoài vùng sâm của Trại dược liệu Trà Linh, vùng sâm giống Tắk Ngo do UBND huyện quản lý có quy mô 100ha rừng tự nhiên, được chia làm 3 khu vực, trong đó khu trồng sâm phát triển du lịch chiếm 10 hecta. Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ, hiện nay Quảng Nam đang có một vùng sâm rất lớn đã quy hoạch trên 15 nghìn hecta, thực tế trong đó có hơn 5 nghìn hecta bà con nuôi trồng.

Và đặc biệt là trong vùng này là cả một vùng rừng nguyên sinh rất đẹp, khí hậu rất mát mẻ. Hiện nay có những thành phần bao quanh để tạo thành một ngành du lịch xanh, cùng với văn hoá bà con, cùng với cây sâm, một sản phẩm nổi tiếng thậm chí là trên quốc tế, nếu đi đúng hướng với sự quyết tâm của người Việt Nam, thì ngành sâm sẽ là ngành rất bùng nổ.

Du khách thăm quan, tìm hiểu về quy trình trồng sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà Mi, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh minh hoạ: DL). 

Hạ tầng giao thông thuận lợi, nối liền trung tâm của tỉnh lỵ của ba địa phương là Quảng Nam, Kon Tum và Quảng Ngãi, huyện Nam Trà My đã tận dụng vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên cùng nguồn dược liệu quý tốt cho sức khoẻ như sâm Ngọc Linh để phát triển sinh kế bền vững cho người dân.

Ngoài ra, các điểm đến tại Nam Trà My có thể phục vụ du khách đến thăm như phiên chợ sâm và dược liệu hàng tháng, lễ hội sâm Ngọc Linh, vườn sâm Tắk Ngo, các địa điểm sản xuất và trưng bày sản phẩm OCOP. Nơi đây hứa hẹn sẽ là một điểm đến “thổi làn gió mới” trong bản đồ du lịch tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các điểm đến tại Nam Trà My có thể phục vụ du lịch như phiên chợ sâm và dược liệu hàng tháng hay các chủ vườn sâm là hộ kinh doanh, doanh nghiệp hiện nay cũng trong tư thế sẵn sàng vào cuộc, giới thiệu, dẫn khách đến tham quan vườn sâm, xem tận mắt quy trình trồng, chăm sóc để tạo ra những củ sâm Ngọc Linh chất lượng.

Du lịch vùng sâm không chỉ là du lịch mà còn là cơ hội để du khách có thể kiểm chứng lại sức khỏe của bản thân, tự trải nghiệm giá trị dược liệu của nhân sâm Ngọc Linh. Đến nơi đây, du khách sẽ được hít thở bầu không khí trong lành, mát lạnh, tận hưởng cảm giác bao la của núi rừng và tận hưởng các chế phẩm từ sâm.

Với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, con người, xu thế phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe hoàn toàn phù hợp với Nam Trà My, nơi có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và nhiều loại dược liệu quý hiếm cùng các bài thuốc dân gian bí truyền.

Tại huyện Nam Trà My, nhận thấy phát triển vùng chuyên canh cây dược liệu gắn với du lịch sinh thái, là tiềm năng để phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh, UBND huyện đã đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam hỗ trợ kinh phí, xây dựng 10 mô hình dược liệu và du lịch

Theo định hướng đến năm 2030, Quảng Nam nói chung sẽ phấn đấu trở thành trung tâm giống sâm Ngọc Linh quốc gia, hằng năm sản xuất 5 - 10 triệu cây giống; có 50 - 100 doanh nghiệp đầu tư trồng sâm, dược liệu, chế biến sản phẩm; thu nhập bình quân đầu người từ 3.000 - 4.000 USD/năm; có 50 - 100 sản phẩm từ sâm Ngọc Linh xuất khẩu thị trường nước ngoài..., tạo điều kiện cho người dân phát triển vùng dược liệu gắn với hoạt động du lịch.

 

Hoàng Quý

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline