Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 06:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Phát triển du lịch gắn với các ngành nghề, làng nghề truyền thống

Thứ năm, 11/08/2022 12:08

TMO - Phát huy những lợi thế về sự đa dạng của các ngành nghề, làng nghề truyền thống, tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh phát triển du lịch, khai thác hiệu quả những tiềm năng trên qua Đề án “Phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Hiện nay, toàn tỉnh Kiên Giang có 38 nghề, 2 làng nghề và 4 làng nghề truyền thống được công nhận. Riêng thành phố Phú Quốc có nhiều nghề đặc sắc nhất, khả năng kết nối du lịch rất cao như nuôi trai ngọc, làm rượu sim, trồng tiêu... 

Theo đánh giá của Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, hiện nay trên địa bàn tỉnh một số làng nghề, nghề truyền thống ở Kiên Giang đã gắn với hoạt động du lịch như chế biến nước mắm (thành phố Phú Quốc), chế biến mắm ruốc (xã Bình An, huyện Kiên Lương), làm nồi đất (xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất)...

Tuy nhiên, việc khai thác các sản phẩm nghề truyền thống trong hoạt động du lịch chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Nguồn nhân lực thiếu hụt, thương hiệu chưa đủ tiếng vang, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đặc biệt các sản phẩm nghề thủ công chưa có đầu ra hợp lý, khiến thu nhập người làm nghề không ổn định.

Du khách tham quan trải nghiệm tại làng nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc 

Do vậy, để bảo tồn và phát triển các ngành nghề, làng nghề bền vững, đồng thời thúc đẩy du lịch địa phương phát triển tỉnh Kiên Giang vừa thông qua Đề án “Phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030".

Việc triển khai đề án sẽ bao gồm các nhiệm vụ như: Khảo sát, đánh giá thực trạng các sản phẩm ngành nghề truyền thống đang được khai thác để phục vụ du lịch ở tỉnh Kiên Giang; khảo sát, đánh giá các sản phẩm tiềm năng có thể khai thác để phát triển thành sản phẩm du lịch ở tỉnh; đề xuất giải pháp nâng cấp các sản phẩm ngành nghề truyền thống đang và sẽ khai thác trong du lịch để trở thành sản phẩm phục vụ cho du lịch và định hướng phát triển bền vững ngành nghề truyền thống ở tỉnh.

Từ đó, địa phương này đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 8 làng nghề truyền thống được đưa vào khai thác du lịch gồm sản xuất nước mắm (Phú Quốc, Kiên Hải), nuôi cấy trai ngọc (Phú Quốc), sản xuất rượu sim (Phú Quốc), đan cỏ bàng (Giang Thành), trồng tiêu (Phú Quốc), nghề làm khô (Kiên Hải, Phú Quốc, Hà Tiên), đan lục bình (Gò Quao), nuôi cá bè và làng chài (Kiên Hải, Phú Quốc). Định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh có 22 làng nghề truyền thống được đưa vào khai thác du lịch.

Đề án được thực hiện trong 2 giai đoạn, theo đó giai đoạn 2022 - 2025, thích ứng với bối cảnh hậu Covid-19. Trong đó, lấy Phú Quốc - Hà Tiên làm trung tâm phát triển du lịch làng nghề; hoàn thiện các tiêu chí chọn lựa sản phẩm nghề truyền thống phục vụ du lịch; xây dựng kế hoạch mở cửa các làng nghề du lịch cho khách tham quan một cách an toàn, bên cạnh việc thử nghiệm các chương trình du lịch mới.

Đầu tư cải tiến các sản phẩm sẵn có; bồi dưỡng nhân lực du lịch (gồm đội ngũ hướng dẫn viên và đội ngũ nghệ nhân trong làng nghề); xây dựng kế hoạch quảng bá và hỗ trợ các làng nghề có tiềm năng cao trong việc quảng bá du lịch; kiểm tra, đánh giá lại tác động môi trường của sản xuất làng nghề.

Phát triển du lịch tại các làng chài đang được địa phương khai thác 

Giai đoạn 2026 - 2030: Hình thành và ổn định hệ thống làng nghề/sản phẩm nghề truyền thống phục vụ du lịch tỉnh Kiên Giang. Xây dựng bản đồ làng nghề theo mức độ tiềm năng phát triển du lịch; tạo các sản phẩm nghề truyền thống có thương hiệu và đáp ứng tốt thị hiếu của các thị trường khách khác nhau.

Đúc kết kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề tại Phú Quốc và Hà Tiên trong giai đoạn trước; tập trung quảng bá và phát triển các chương trình du lịch làng nghề gắn với du lịch sinh thái; xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các sở, ban, ngành về bảo tồn làng nghề/nghề truyền thống cho các giai đoạn tiếp theo. 

Kiên Giang triển khai thực hiện các nhóm giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng nghề, nghề truyền thống và nghề nông thôn có tiềm năng du lịch cao, xem làng nghề, nghề truyền thống là tài nguyên du lịch để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề.

Theo đó, tỉnh tổ chức đào tạo và củng cố đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch làng nghề, nghề truyền thống, hỗ trợ các nghệ nhân gắn bó với nghề và đẩy mạnh hoạt động truyền dạy nghề. 

Các ngành chức năng của tỉnh liên kết với các cơ sở đào tạo để quảng bá, chiêu sinh, mời các nghệ nhân làng nghề, nghề truyền thống giảng dạy, hướng dẫn. Mặt khác, bồi dưỡng ngoại ngữ, đào tạo nghiệp vụ du lịch, hướng dẫn người dân tại làng nghề, nghề truyền thống về tổ chức, kinh doanh du lịch, văn hóa du lịch, du lịch cộng đồng và trở thành hướng dẫn viên.

Tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh kết hợp giữa bảo tồn các nghề, làng nghề truyền thống gắn với thúc đẩy du lịch địa phương phát triển bền vững 

Kiên Giang chú trọng hoàn thiện, cải tiến chất lượng các điểm du lịch làng nghề, nghề truyền thống đã có hoạt động du lịch để quảng bá cho du lịch làng nghề; đồng thời làm cơ sở cho việc đúc kết kinh nghiệm, xây dựng các chính sách, quy định, hướng dẫn cụ thể cho du lịch làng nghề.

Bên cạnh đó, các ngành chức năng xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm du lịch tham quan làng nghề, nhằm tăng hiệu quả của sản xuất nghề truyền thống và hoạt động du lịch; xây dựng thương hiệu chung cho các sản phẩm nghề truyền thống, thiết kế thành các mặt hàng lưu niệm mang dấu ấn của địa phương nhưng thuận tiện hơn cho du khách trong quá trình vận chuyển; ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá và phát triển các sản phẩm du lịch mới từ các làng nghề, nghề truyền thống.

Tỉnh Kiên Giang tăng cường bảo vệ môi trường du lịch, hạn chế tối đa các tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất, góp phần đưa làng nghề phát triển theo định hướng bền vững; bảo tồn văn hóa địa phương, nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế, đồng thời hạn chế tối đa tác động của hoạt động sản xuất cũng như hoạt động du lịch đến môi trường.

Tỉnh liên kết phát triển du lịch, kết nối tour, tuyến đến các làng nghề, điểm sản xuất nghề truyền thống chưa có hoặc còn ít khách du lịch đến tham quan. Kiên Giang xác định thị trường khách mục tiêu, đánh giá các xu hướng thay đổi trong nhu cầu của du khách, xác định địa bàn trọng điểm cho đầu tư phát triển du lịch làng nghề.

 

 

Hải Long 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline