Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 01:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử

Thứ sáu, 17/03/2023 12:03

TMO - Hải Dương được đánh giá là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch với bề dày văn hoá, văn hiến lâu đời, nhiều di sản văn hóa. Cùng với những lợi thế khác về điều kiện tự nhiên, hạ tầng cơ sở.. thời gian tới địa phương này cần khai thác, phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên di sản văn hóa, tạo động lực phát triển ngành du lịch bền vững.

Hải Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt, gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân (Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Tuệ Tĩnh…). Trên địa bàn tỉnh hiện có 3.199 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 144 di tích được xếp hạng Quốc gia, 04 khu di tích đã được xếp hạng quốc gia đặc biệt (khu di tích và danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được Chính phủ đưa vào danh mục xây dựng thành khu du lịch quốc gia); 08 bảo vật quốc gia và 09 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh.

Bên cạnh đó, địa phương này còn sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú như núi Côn Sơn, núi Phượng Hoàng, núi An Phụ, núi Dương Nham, chùa Nhẫm Dương – tổ đường của Thiền phái Tào Động Việt Nam, nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm như xương động vật, xương người tiền sử hóa thạch, công cụ lao động bằng đá, đồ dùng sinh hoạt bằng gốm, tiền cổ... khẳng định loài người đã cư trú liên tục ở vùng đất Kinh Môn từ 5-3 vạn năm cách ngày nay, động Kính Chủ, sông Lục Đầu, rừng dẻ, rừng phong, bãi rễ,… và những vùng sinh thái hấp dẫn như sông Hương, Đảo Cò Chi Lăng Nam, Bến Tắm… 

Hải Dương còn có nhiều làng nghề truyền thống danh tiếng như: chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), gốm Chu Đậu (Nam Sách), kim hoàn Châu Khê (Bình Giang), Khắc ván in Hồng Lục, Liễu Tràng (TP Hải Dương), thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), giày dép Tam Lâm (Gia Lộc), dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hà)… đồng thời hội tụ nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như hát chèo, tuồng, hát ca trù, hát chầu văn, múa rối nước… đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Các điểm du lịch về di tích văn hóa, lịch sử đang ngày càng thu hút đông đảo du khách. 

Với hệ thống di tích được phân bổ rộng khắp, tỉnh Hải Dương có trên 700 di tích tổ chức được lễ hội, trong đó có những lễ hội lớn như Côn Sơn, Kiếp Bạc (Chí Linh), Đền Cao (Kinh Môn), Đền Tranh (Ninh Giang)… Có thể nói, lễ hội và di tích ở Hải Dương là một tiềm năng, thế mạnh lớn về văn hóa tâm linh cho ngành du lịch của tỉnh và của cả vùng Đông Bắc. 

Cùng với nguồn tài nguyên di sản, văn hóa đặc sắc, địa phương này còn vị trí địa lý quan trọng nằm ở trung tâm Ðồng bằng Bắc Bộ, thuộc vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, trong không gian phát triển vùng Thủ đô Hà Nội, gần 3 cực tăng trưởng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các địa phương khác trong vùng đang phát triển mạnh mẽ. Tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều quốc lộ chạy qua, nhất là cao tốc Hà Nội-Hải Phòng…, đường sắt, đường thủy, là lợi thế tốt để đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu đầu tư để tạo sự bứt phá phát triển du lịch trong thời gian tới.

Vừa qua, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022, những tháng đầu năm 2023, định hướng phát triển giai đoạn tiếp theo, giải quyết một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện, thúc đẩy Hải Dương phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hải Dương phải bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, lịch sử, giá trị truyền thống; phối hợp với các bộ, địa phương liên quan hoàn thiện hồ sơ đề cử công nhận Quần thể di tích "Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc" là Di sản thế giới. 

Tỉnh Hải Dương phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh để lập hồ sơ; đồng thời nghiên cứu mở rộng quy hoạch, huy động các nguồn lực, nhất là hợp tác công-tư trong quản lý, đầu tư trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, du lịch của Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc. 

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống là nhiệm vụ quan trọng được tỉnh Hải Dương đẩy mạnh triển khai. Ảnh: VQ. 

Theo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, trong 2 tháng đầu năm 2023, địa phương ước đón và phục vụ gần 597.280 lượt khách, tăng 337% (3,3 lần) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tỉnh đón 8.893 lượt khách quốc tế, phục vụ 588.387 lượt khách nội địa; Doanh thu đạt khoảng 222,5 tỷ. Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão (2023) những khu, điểm có lượng khách đông (tính trong tháng 2/2023) như: Côn Sơn - Kiếp Bạc (TP Chí Linh) đạt khoảng 329.500 lượt; An phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương (thị xã Kinh Môn) trên 100.000 lượt; Văn Miếu Mao Điền - Đền Bia (Cẩm Giàng) trên 30.000 lượt, các khu di tích của TP Chí Linh trên 66.000 lượt, Đảo Cò (Thanh Miện) trên 9.000 lượt.

Các địa điểm di tích quốc gia của tỉnh không chỉ sở hữu những nét văn hóa có giá trị lịch sử mà còn là những thắng cảnh nổi tiếng, điểm đến thường xuyên của du khách gần xa. Như khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng lớn ở khu vực đông bắc châu thổ Bắc Bộ. Trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế, thời gian qua du lịch tỉnh Hải Dương đã có những bước phát triển đáng ghi nhận với những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và góp phần làm thay đổi hình ảnh những khu vực có du lịch phát triển.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương cho biết, thời gian qua, tỉnh luôn chú trọng quản lý và bảo tồn song song với phát huy giá trị các di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn; tiếp tục triển khai có hiệu quả Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương Ðồng thời, tuyên truyền sâu rộng để mọi người dân nâng cao ý thức trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ giá trị di tích tại địa phương, huy động các nguồn lực xã hội hóa; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích bảo đảm đúng quy định.

Thời gian tới, Sở tiếp tục kiện toàn, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp lĩnh vực văn hóa đảm bảo tinh gọn về tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Phối hợp với tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang hoàn thiện hồ sơ khoa học trình UNESCO vinh danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới. Tham mưu xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Đền Tranh, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang.

Tham mưu cho tỉnh tập trung mọi nguồn lực đầu tư, phát triển khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc theo Quy hoạch đãđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tăng cường vận động, thu hút các nhà đầu tư xây dựng, quy hoạch các khu du lịch tại các địa phương có tài nguyên, tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; Phấn đấu đến năm 2025, đón và phục vụ 5,8 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 2,3 triệu lượt khách quốc tế… 

 

 

Lan Anh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline