Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/07/2025 17:07

Tin nóng

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Thứ bảy, 05/07/2025

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc

Thứ năm, 12/06/2025 06:06

TMO - Tại tỉnh Lào Cai, quá trình phát triển du lịch không chỉ dừng lại ở việc khai thác cảnh quan thiên nhiên, mà ngày càng gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Khi văn hóa được tôn trọng và khai thác đúng hướng, du lịch sẽ trở thành cầu nối hiệu quả giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Với nhiều hoạt động lễ hội văn hóa, du lịch đặc sắc được tổ chức, trong quý 1/2025 vừa qua, lượng khách du lịch đến Lào Cai tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.

Sự đa dạng về sản phẩm du lịch, từ du lịch văn hóa, du lịch xanh đến du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đã đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách, từ đó góp phần đẩy mạnh ngành du lịch của Lào Cai. Đặc biệt, di sản văn hoá cũng là một nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương này.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai cho biết, tỉnh có chiều dài biên giới tiếp giáp với Trung Quốc hơn 180km. Những thập niên gần đây, hoạt động giao lưu, giao tiếp văn hóa diễn ra thường xuyên, liên tục. Hơn 30 năm qua, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm, ban hành nhiều cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc.

Ngoài các nguồn nội lực đầu tư của tỉnh, tỉnh Lào Cai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dành cho nhiều dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trong việc bảo tồn thôn, bản dân tộc truyền thống như: Dự án bảo tồn thôn truyền thống dân tộc H’Mông tại bản Cát Cát, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa năm 2009-2010; Dự án bảo tồn thôn truyền thống dân tộc Hà Nhì tại thôn Choản Thèn, xã Y Tý, huyện Bát Xát năm 2019-2020; các dự án thuộc Chương trình 1719 của Chính phủ và các dự án liên quan đến tu bổ, tôn tạo di tích cấp quốc gia, dự án bảo tồn lễ hội truyền thống các dân tộc, bảo tồn dân ca, dân vũ, dân nhạc…

Lễ hội hoa hồng Fansipan năm 2024. (Ảnh: BLC). 

Đại diện Ban Quản lý di tích và phát triển du lịch huyện Bảo Yên cho biết, Bảo Hà là xã vùng II của huyện Bảo Yên, nằm bên tả ngạn sông Hồng, là trung tâm văn hóa di tích bao gồm 2 di tích cấp quốc gia là đền Bảo Hà, đền Cô Bé Tân An và 2 di tích cấp tỉnh gồm đền Làng Lúc, đền Hai Cô.

Tại khu vực đền Thượng, một di tích văn hóa nổi tiếng ở thành phố Lào Cai, Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai chia sẻ, đơn vị đã chủ động bảo tồn và lưu giữ các giá trị lịch sử gắn liền với nội dung di tích; kiểm kê hiện vật và giám sát hiện vật cung tiến một cách khoa học, hiệu quả, đúng khuôn mẫu theo cách thức tạo tác truyền thống, bảo đảm yếu tố gốc của di tích, đúng thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Ngoài các hiện vật được phối thờ, được thể hiện trong các biên bản kiểm kê hiện vật hằng năm được lưu trữ trực tiếp tại bộ phận chuyên môn, Ban Quản lý di tích còn chủ động xây dựng sổ hiện vật bổ sung theo ngày, tháng, quý, năm nhằm giám sát và báo cáo kịp thời về việc tăng, giảm hiện vật tại các điểm di tích, tránh những hoạt động ảnh hưởng và xâm hại hiện vật như đốt nhang ám khói, sơn vẽ màu mè.

Bên cạnh đó, Lào Cai đã ban hành một số cơ chế về phát hiện, công nhận và đặt hàng đối với đội ngũ nghệ nhân dân gian trong sưu tầm, bảo tồn, truyền dạy, quảng bá các tinh hoa, di sản văn hóa. Số nghệ nhân dân gian của tỉnh khá đông đảo, hiểu biết sâu về nhiều lĩnh vực tri thức, văn hóa dân gian, có đóng góp quan trọng cho công tác bảo tồn, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hóa bản địa.

Đến năm 2024, Lào Cai đã có 2 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, 25 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, 5 nghệ nhân được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

Hằng năm, tỉnh đều giao cho đơn vị chuyên môn rà soát, lựa chọn 5-7 nghệ nhân đủ tiêu chuẩn để xây dựng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú.

Công tác xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cũng là một trọng tâm. Ngay từ rất sớm, tỉnh Lào Cai đã quan tâm phát hiện nhiều nghệ nhân nắm giữ di sản văn hóa trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, thống kê và xây dựng các hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian, cộng tác viên trong việc giữ gìn, bảo tồn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng.

Nhờ đó, Lào Cai ngày càng thu hút đông đảo du khách và trở thành điểm đến hấp dẫn của khu vực Tây Bắc; từng bước mang lại thu nhập và lợi ích cho chủ thể văn hóa các dân tộc, khích lệ cộng đồng càng giữ gìn, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống quý báu.

Đền Bảo Hà thu hút đông đảo du khách thập phương nhất là trong dịp đầu xuân. 

Những năm qua, Lào Cai luôn dẫn đầu các tỉnh vùng Tây Bắc về số lượng khách du lịch. Năm 2019, lượng khách đến Lào Cai đạt gần 5 triệu lượt, doanh thu từ du lịch đạt 19.800 tỷ đồng; đến hết năm 2024 lượng khách du lịch đến Lào Cai đã đạt hơn 8 triệu lượt, doanh thu hơn 27.000 tỷ đồng. Du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tuy nhiên, quá trình bảo tồn các giá trị văn hóa cũng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là về điều kiện vật chất, nhân lực. Nguồn nhân lực quản lý di tích các cấp còn mỏng, thiếu kinh nghiệm, chưa xứng với yêu cầu thực tiễn. Nhân lực làm việc tại các ban quản lý di tích đa phần chưa được đào tạo chuyên môn và hạn chế về kinh nghiệm. Thời gian thực hiện các thủ tục thỏa thuận, thẩm định, phê duyệt việc tu bổ các di tích phải qua nhiều bước, kéo dài gây khó khăn cho công tác tu bổ, tôn tạo và huy động các nguồn lực để tu bổ…

Trước thực tế trên, Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai nhấn mạnh một số giải pháp như đề cao vai trò của nghệ nhân, già làng. Ở mỗi địa phương, mỗi dân tộc xây dựng một đội ngũ nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân và các cộng tác viên bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Xác định định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phải gắn với phát triển du lịch, với mục tiêu “biến di sản thành tài sản” và coi “du lịch là bà đỡ của di sản văn hóa”. Chú trọng xây dựng các di sản văn hóa thành các sản phẩm du lịch độc đáo; đặc biệt chú trọng xây dựng và thành lập các câu lạc bộ, đội văn nghệ thôn, bản gắn với phát triển du lịch cộng đồng...

Trong thời gian tới, Lào Cai sẽ tập trung triển khai các sản phẩm mới nhằm phát huy giá trị văn hoá lịch sử, kích cầu du lịch thông qua chuỗi sự kiện hấp dẫn, góp phần tiếp tục quảng bá tiềm năng, thế mạnh từng địa bàn tới du khách. Phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa dân tộc giúp Lào Cai vừa bảo tồn bản sắc truyền thống, vừa tạo động lực tăng trưởng kinh tế địa phương. Đây là hướng đi bền vững, góp phần nâng tầm hình ảnh Lào Cai trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.

 

Thanh Hương

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline