Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 01:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch để thu hút du khách

Thứ ba, 11/04/2023 12:04

TMO - Năm 2023, các ngành, địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh các giải pháp để thu hút khách du lịch, trong đó việc đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, làm mới các sản phẩm du lịch đang được chú trọng triển khai. 

Để thực hiện mục tiêu đón 15 triệu lượt du khách với doanh thu ước đạt 32.400 tỷ đồng trong năm 2023, các ngành, địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh các giải pháp để thu hút khách du lịch. Năm 2023, tỉnh Quảng Ninh dự kiến đưa 38 sản phẩm du lịch mới vào khai thác, hoạt động nhằm tạo sự phong phú, đa dạng sản phẩm, hấp dẫn du khách.

Theo đó, thành phố Hạ Long dẫn đầu với 8 sản phẩm mới. Trong đó, một số sản phẩm đã từng thử nghiệm từ những năm trước như “Phố đêm du thuyền”, sản phẩm du lịch thể thao, vui chơi giải trí thuyền buồm trên Vịnh Hạ Long, nghe nhạc trên Vịnh Hạ Long… Sản phẩm nghe nhạc trên vịnh sẽ kết hợp với dịch vụ ẩm thực trên các tàu nhà hàng sang trọng mới được đầu tư gần đây hoặc tại đảo Ti tốp. Còn sản phẩm liên quan tới thuyền buồm trên Vịnh Hạ Long, cùng với trải nghiệm lướt trên mặt vịnh bằng thuyền buồm, những người mới có thể được đào tạo, huấn luyện chơi thuyền buồm.

Bên cạnh đó, các sản phẩm khác như tham quan hồ Hải Thịnh (phường Hồng Hải), xây dựng điểm check-in Vịnh Hạ Long gắn với biểu tượng di sản tại cầu vọng cảnh hang Đầu Gỗ, khám phá khu trưng bày, giới thiệu giá trị địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học của Vịnh Hạ Long tại hang Đầu Gỗ giúp tạo thêm những cảnh điểm để du khách tham quan, chụp ảnh và tìm hiểu thêm về những giá trị của di sản Vịnh Hạ Long.

Thành phố Hạ Long dẫn đầu với 8 sản phẩm mới sẽ được triển khai trong năm 2023. 

Đặc biệt, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách là sản phẩm tuyến phố đêm, phố đi bộ tại khu vực chùa Long Tiên, phường Bạch Đằng và trải nghiệm leo núi Bài Thơ. Tuyến phố đi bộ nhằm gia tăng các sản phẩm du lịch về đêm, nhất là dịp cuối tuần tại Hạ Long, cung cấp tới du khách các dịch vụ về ẩm thực, mua sắm, biểu diễn nghệ thuật… Việc mở cửa trở lại núi Bài Thơ cũng nhận được sự quan tâm lớn với hy vọng sẽ có sự đầu tư, tạo thuận lợi cho du khách trải nghiệm leo núi, khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử nơi đây, đồng thời check-in ngắm vẻ đẹp đặc sắc của Vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long từ trên cao. 

Thành phố Móng Cái năm nay sẽ cho ra mắt 5 sản phẩm du lịch mới, giới thiệu những nét đặc sắc của vùng đất biên giới về ẩm thực, nông trại, cảnh quan thung lũng Tình yêu, phiên chợ vùng cao Pò Hèn. Không chỉ tập trung ở các phường trung tâm, các sản phẩm du lịch mới của Móng Cái sẽ mở rộng không gian ra vùng biên giới, vùng cao của thành phố ở các xã Hải Xuân, Bắc Sơn, Quảng Đức và Bình Ngọc.

Tại huyện Vân Đồn sẽ có 6 sản phẩm du lịch mới, trong đó có Tuần lễ mùa Cam Vân Đồn, 2 tuyến đường đi bộ tại xã Minh Châu, Quan Lạn và 3 sản phẩm liên quan đến Vườn quốc gia Bái Tử Long với những cảnh quan đẹp nguyên sơ, giá trị đa dạng sinh học cao. Các sản phẩm du lịch mới của Vân Đồn chủ yếu khai thác các tiềm năng, thế mạnh về rừng và biển với cách dịch vụ chèo thuyền kayak, thuyền nan, lặn biển, thám hiểm hang động và ngủ đêm trên tàu.

Tại huyện đảo Cô Tô, ba sản phẩm du lịch mới bao gồm lặn biển tại Thanh Lân, cắm trại trên bãi Ba Châu, trên đảo Thanh Lân và tham quan các đảo gần bờ. Lặn biển ngắm san hô tại xã đảo Thanh Lân lần đầu tiên triển khai ở khu vực phía Bắc, hứa hẹn sức hấp dẫn lớn đối với du khách ưa khám phá, mạo hiểm.

Ở các huyện miền Đông như huyện Hải Hà có sản phẩm du lịch giải trí và nghỉ dưỡng tại đảo Cái Chiên. Huyện Đầm Hà có sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại đảo Đá Dựng. Huyện Ba Chẽ có sản phẩm trải nghiệm gắn với sông Ba Chẽ và các điểm di tích lịch sử văn hoá tâm linh, các nét văn hoá đặc sắc của đồng bào Dao Ba Chẽ.

Sản phẩm du lịch biển trải nghiệm tại thôn Bình Minh, xã Hải Lạng và sản phẩm du lịch cộng đồng tại thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên, gồm các sản phẩm du lịch biển hướng tới những trải nghiệm như câu cá, đánh lưới, chèo thuyền, trải nghiệm rừng ngập mặn, bắt ốc và du lịch văn hóa giới thiệu các giá trị văn hoá đặc sắc của người Tày tại không gian làng văn hoá dân tộc Tày huyện Tiên Yên và khu vực lân cận.

Tại huyện Bình Liêu, sản phẩm u lịch sinh thái săn mây trên đỉnh núi Cao Ly được triển khai, thu hút du khách đến với vùng biên giới này. Ảnh: LL. 

Huyện Bình Liêu cho ra mắt sản phẩm du lịch sinh thái săn mây trên đỉnh núi Cao Ly với các hoạt động cắm trại, leo núi tự do, chụp ảnh săn mây… Ở các địa phương miền Tây của Quảng Ninh, thị xã Đông Triều sẽ khai thác tuyến phố đêm, phố đi bộ Sư Tuệ, sản phẩm du lịch trải nghiệm khám phá tại Quảng Ninh Gate, sản phẩm trải nghiệm vườn cây ăn quả tại thôn Tân Thành, xã Việt Dân.

Thị xã Quảng Yên sẽ có các tour tham quan đảo Hà Nam, Dấu ấn Bạch Đằng, sản phẩm Phố ẩm thực và điểm check-in Phố đêm Bến ngự Quảng Yên kết hợp giữa các hình thức teambuilding, tham quan, tìm hiểu văn hoá địa phương, các trò chơi dân gian, ẩm thực bản địa. Thành phố Uông Bí ra mắt 2 sản phẩm du lịch trải nghiệm trên đỉnh Phượng Hoàng, đỉnh Bình Hương với cảnh quan tự nhiên hoang sơ, đặc sắc của những đồi cỏ cháy, rừng thông và các hoạt động cắm trại, check-in… 

Sau một thời gian thử nghiệm, dự kiến từ tháng 5 tới tháng 10/2023, Sở Văn hóa - Thể thao Quảng Ninh sẽ chính thức đưa vào chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch. Theo đó, vào thứ 7 hằng tuần, du khách có thể thưởng thức chương trình “Hạ Long thần tiên” với các tiết mục ca, múa, nhạc dân tộc kết hợp với nghệ thuật đương đại, tại không gian của Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh.

Năm 2023, Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 15 triệu lượt du khách, doanh thu 32.400 tỷ đồng. Trong đó, quý I đón khoảng 4,55 triệu lượt khách, quý II đón 3,65 triệu lượt, quý III đón 4,35 triệu lượt, quý IV đón 2,45 triệu lượt. Bên cạnh đó, các địa phương đặt mục tiêu đón lượng khách lớn. Cụ thể, TP. Hạ Long dự kiến đón 8,5 triệu lượt khách, TP. Móng Cái đón hơn 1,5 triệu lượt, TP. Uông Bí đón 2,3 triệu lượt, huyện Vân Đồn đón 1,3 triệu lượt du khách, thị xã Đông Triều đón 800.000 lượt khách, Bình Liêu đón 80.000 lượt…

Quảng Ninh "coi du lịch nội tỉnh, nội địa là nội lực, nền tảng căn bản để phát triển bền vững, đồng thời tận dụng mọi cơ hội để phục hồi thị trường khách quốc tế". Từ quan điểm này, các ngành, địa phương và doanh nghiệp tỉnh đang tích cực đẩy mạnh các giải pháp thu hút khách du lịch. Trong phát triển du lịch, tỉnh chú trọng liên kết (giữa ngành du lịch với ngành lĩnh vực khác, giữa Quảng Ninh với các địa phương trong và ngoài nước) trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng cáo cấp đặc sắc. Khuyến khích phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại các địa phương trong tỉnh, nhất là du lịch sinh thái khám phá, trải nghiệm gắn với cảnh quan thiên nhiên, bản sắc dân tộc ở các khu vực miền đông và phát triển tối đa sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh.

Tỉnh Quảng Ninh kiên trì, nhất quán thực hiện chủ trương phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh là yêu cầu xuyên suốt trong các chính sách, chiến lược, quy hoạch. Đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn kết hợp chặt chẽ với công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và phát triển kinh tế biển, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nhất là ở các khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. Từ nay đến năm 2030, tập trung củng cố vị thế là đầu tàu du lịch quốc gia, trung tâm du lịch quốc tế, thu hút du khách quanh năm, từ khắp năm châu, trở thành một điểm đến “không thể bỏ lỡ” khi đến Việt Nam…

 

 

 

Văn Đức 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline