Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 21:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Phát triển cây dược liệu quý tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Thứ ba, 14/06/2022 20:06

TMO - Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (tỉnh Thanh Hóa) đã hoàn thành dự án khoa học công nghệ “Điều tra, bảo tồn và phát triển hai loài cây dược liệu ba kích, sa nhân tím tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, giai đoạn 2017-2021", với mục tiêu nhân rộng mô hình trồng các loài cây dược liệu quý hiếm.

Thông tin từ Ban Quản lý Khu bảo tồn, sau hơn 4 năm thực hiện dự án đơn vị đã  xác định được hiện trạng phân bố và một số đặc điểm sinh thái học của 2 loài dược liệu quý ba kích và sa nhân tím. Qua đó, phát hiện cây ba kích mọc rải rác ở tiểu khu 120, 98, 71 và 72, còn cây sa nhân tím mọc theo đám ở hầu hết các tiểu khu và khu vực điều tra thuộc các khu rừng của 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát. 

Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án đã xác định được các mối đe dọa hai loài cây này chủ yếu từ khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức, lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăn thả gia súc và khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để tìm ra được các giải pháp bảo tồn 2 loài cây quý ba kích và sa nhân tím.

Cây ba kích được nhân rộng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu 

Hiện nay, dự án đã xây dựng được mô hình trồng 2 loài cây dược liệu quý dưới tán rừng khu bảo tồn tại khoảnh 5, tiểu khu 98 và khoảnh  5, tiểu khu 111, thuộc địa bàn huyện Quan Hóa. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật nhân giống, chăm sóc hiệu quả, tới nay cán bộ dự án đã trồng được khoảng 7.500 cây sa nhân tím và 5.000 cây ba kích, qua đó bảo tồn và phát triển được 2 loài cây dược liệu quý này.

Theo Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, cây ba kích (Morinda officinalis How) thuộc họ cà phê, cây sống lâu năm, chịu bóng, mọc tốt ở các vùng đất khác nhau kể cả nơi đất nghèo kiệt. Cây còn có khả năng leo bám vào cây khác hoặc tự cuốn tạo thành bụi lớn.

Đối với cây sa nhân tím (Amomum Longiligulare T.L.Wu) thuộc họ gừng, là một loại cỏ, gần giống như cây giềng, cao từ 2-3m. Sa nhân tím thường mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi Việt Nam.

Việc thực hiện thành công dự án đã giúp Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu đưa ra các giải pháp để bảo tồn, phát triển quần thể các loài cây dược liệu quý hiếm và cũng là cơ sở thông tin dữ liệu quan trọng để nhân rộng mô hình trồng, chăm sóc 2 loài dược liệu này có hiệu quả tại các thôn, bản vùng đệm.

Từ đó, bảo vệ tài nguyên rừng, phục hồi thảm thực vật, tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ đất, chất lượng môi trường được cải thiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị cao để nâng cao thu nhập cho người dân khu vực miền núi.

 

Nam Nguyễn 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline