Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 04:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Phát triển các sản phẩm du lịch liên kết với khu vực Tây Nguyên

Thứ hai, 20/06/2022 11:06

TMO - Tiếp nối thành công hoạt động liên kết khôi phục hoạt động du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trong cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động đẩy mạnh giải pháp phát triển sản phẩm du lịch liên kết với khu vực Tây Nguyên.

Thông tin từ Sở Du lịch TP HCM, đến thời điểm hiện tại ngành du lịch thành phố đã liên kết hợp tác phát triển du lịch với 52 tỉnh, thành phố thuộc 7 vùng trong cả nước. Bên cạnh đó, ngành du lịch thành phố chủ động đa dạng hóa chất lượng dịch vụ, thu hút khách du lịch, từ đó thúc đẩy sự phát triển du lịch của nhiều địa phương, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế, giúp du lịch nhanh chóng phục hồi.

TP HCM tăng cường phát triển các sản phẩm du lịch liên kết với các địa phương tại khu vực Tây Nguyên. Ảnh: NN 

Mới đây, tại hội nghị “Bàn về giải pháp phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên”, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM nhận định Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi trong hợp tác và phát triển du lịch.

Theo đó, khu vực này có tiềm năng rất lớn với các di tích lịch sử cách mạng, cũng như nơi chứa đựng các văn hóa dân gian của cộng đồng các dân tộc anh em, với các sắc thái riêng, tạo nên thương hiệu du lịch Tây Nguyên.

Khu vực nhà Đày Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) là một trong những điểm du lịch được đẩy mạnh liên kết 

Tây Nguyên là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của cả nước với những nét đặc trưng riêng của các điều kiện tự nhiên và những giá trị bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc bản địa… có thể tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.

Địa phương này được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, núi, cao nguyên, sông suối, thác nước, hồ… và cả hệ động thực vật hết sức phong phú, trong đó có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.Theo thống kê của các doanh nghiệp du lịch thì hơn 60 % lượng khách du lịch đến Tây Nguyên đến từ các doanh nghiệp lữ hành tại TP.HCM.

Cụm thác Dray Sap-Dray Nur-Gia Long cụm thác hùng vĩ nhất tại Đắk Nông đang được khai thác đẩy mạnh du lịch 

Nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch liên kết bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM nhấn mạnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên phối hợp chỉ đạo những điểm đến, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ khách du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực và tăng cường liên kết, hỗ trợ và tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng thu hút du khách

Các sở, ngành du lịch các địa phương tham mưu chính sách và kêu gọi xây dựng đầu tư đa dạng dự án, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng du lịch địa phương, đáp ứng và đón được thị trường khách nhiều phân khúc khác nhau. Đồng thời, các địa phương cần tăng cường công tác khảo sát, kết nối cộng đồng doanh nghiệp lữ hành tại địa phương đến Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trọng điểm.

Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể kết nối đường bộ và đường không thuận tiện đến các tỉnh Tây Nguyên. Với những tiềm năng sẵn có và trên tinh thần liên kết hợp tác vùng, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum chia sẻ kinh nghiệm về quản trị các tình huống trong quản lý du lịch; phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch và doanh nghiệp các địa phương để triển khai các hoạt động liên kết hợp tác...

TP HCM cùng các địa phương tại khu vực Tây Nguyên tăng cường triển khai các giải pháp thúc đẩy liên kết du lịch. Ảnh: HL 

Về hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch các địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong công tác truyền thông việc tái khởi động ngành du lịch với thông điệp: “Du lịch an toàn”, “An toàn trong từng trải nghiệm”. Tăng cường công tác quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, Bản đồ du lịch tương tác thông minh 3D/360 Thành phố Hồ Chí Minh, các trang mạng xã hội giữa các địa phương.

Phối hợp hỗ trợ triển khai quảng bá các sự kiện du lịch của mỗi địa phương đăng cai tổ chức tại mỗi địa phương khi có đề nghị. Các tỉnh Tây Nguyên tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (ITE HCMC) từ năm 2022 – 2025 và các hoạt động như: Hội chợ trực tuyến và Sàn thương mại du lịch trực tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh các năm tiếp theo 2023 – 2025.

 

Hoàng Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline