Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 02:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Phát triển các không gian, sản phẩm du lịch đặc trưng

Thứ hai, 04/07/2022 12:07

TMO - Là địa phương sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên cùng với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng, thời gian qua tỉnh Bắc Giang đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo bước đột phá trong phát triển du lịch, chú trọng đến xây dựng không gian, sản phẩm du lịch đặc trưng, từ đó đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Hiện nay, Bắc Giang có 18 khu, điểm du lịch tiêu biểu, trong đó 9 khu, điểm du lịch đã được UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận là: Điểm du lịch Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên); Điểm du lịch Chùa Vĩnh Nghiêm; Điểm du lịch Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, Điểm du lịch cộng đồng Bản Ven (huyện Yên Thế); Di tích lịch sử Chiến thắng Xương Giang (thành phố Bắc Giang)...

 

Khu du lịch sinh thái tâm linh Tây Yên Tử là một trong những không gian du lịch đặc trưng tại Bắc Giang. Ảnh: Sỹ Quyết 

Thời gian qua, địa phương này đã hoàn thành nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch bao gồm: Công trình Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử giai đoạn 1; Khu di tích lịch sử lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an Nhân dân; Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng; Nhà lưu giữ, giới thiệu Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm; Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế...

Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, với tiềm năng và lợi thế lớn trong phát triển du lịch, tỉnh đang triển khai các giải pháp nhằm đưa Bắc Giang trở thành điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch Hà Nội - Lạng Sơn; Thái Nguyên - Quảng Ninh, Bắc Giang. Đồng thời, đặt mục tiêu xây dựng được thương hiệu du lịch địa phương là điểm đến văn hóa - tâm linh, sinh thái hấp dẫn.

Thời gian qua, địa phương này đầu tư phát triển 5 không gian du lịch gồm: Hà Nội - thành phố Bắc Giang - Lục Ngạn - Sơn Động - Bãi Cháy và ngược lại; không gian du lịch Tây Yên Tử gắn với "Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử" (huyện Sơn Động, Lục Nam, Yên Dũng); không gian du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả và chè bản Ven (huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế); không gian du lịch, vui chơi giải trí, kinh tế ban đêm (thành phố Bắc Giang);  không gian du lịch golf.

Đồng thời tập trung xây dựng 4 sản phẩm du lịch chính là du lịch văn hóa -tâm linh; du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng; du lịch thể thao golf; du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả, làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp nông thôn và các di sản văn hóa được UNESCO công nhận.

Bắc Giang quy hoạch phát triển để hình thành ít nhất 1 khu du lịch được công nhận là Khu Du lịch Quốc gia. Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh hoàn thiện xây dựng Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, xây dựng một số sân golf mới, sân golf và dịch vụ Yên Dũng giai đoạn tiếp theo; thu hút đầu tư xây dựng quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái thể thao và vui chơi, giải trí; xây dựng một số khu dịch vụ, khách sạn cao cấp tại thành phố...

Địa phương này mở rộng các điểm du lịch công đồng, trong đó du lịch nông nghiệp tại khu chè bản Ven được chú trọng phát triển 

Trước đó, nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng tài nguyên du lịch địa phương để tạo sản phẩm du lịch mới, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và tiện ích phục vụ lợi ích công cộng, góp phần thu hút người dân và du khách đến tham quan vui chơi, giải trí, du lịch trải nghiệm, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022 - 2030.

Theo đó, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, công nhận các khu, điểm du lịch cộng đồng với các sản phẩm du lịch đặc thù. Tập trung đầu tư, xây dựng và phát triển 02 mô hình du lịch thí điểm tại huyện Lục Ngạn, tiếp tục hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng hiện có.

Đến năm 2030, tiếp tục hỗ trợ nhân rộng các điểm du lịch cộng đồng tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Việt Yên và Sơn Động; tiếp tục hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng khác, đặc biệt là 20 điểm du lịch cộng đồng vùng cây ăn quả Lục Ngạn. Phấn đấu đến hết năm 2030 các điểm du lịch cộng đồng và thăm quan vùng cây ăn quả có đủ điều kiện đón ít nhất 1,0 triệu lượt khách/năm, trong đó có 10 nghìn khách quốc tế.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, tổng số khách du lịch đến tỉnh Bắc Giang ước đạt 900.000 lượt, tăng 80% (trong đó, khách quốc tế đạt 11.000 lượt khách, tăng 55%; khách trong nước đạt khoảng 889.000 lượt, tăng 80%). Công suất sử dụng phòng lưu trú ước đạt khoảng 75%.

Trong kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh xác định nhiều nhiệm vụ, giải pháp. Theo đó, từ nay đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh sẽ có 11 điểm du lịch cộng gắn với vùng cây ăn quả, sản phẩm nông nghiệp nông thôn được công nhận. Tập trung xây dựng hiệu quả đề án phát triển du lịch cộng đồng tại các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Việt Yên và Yên Thế.

Bắc Giang huy động các nguồn lực nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 

Tăng cường nguồn vốn đầu tư công, các nguồn lực xã hội xây dựng hạ tầng giao thông đủ khả năng kết nối thuận lợi các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh; ưu tiên mở rộng, nâng cấp đường tỉnh 293; phối hợp với tỉnh Quảng Ninh xây dựng tuyến đường nối từ Tây Yên Tử đến Hạ Long; xây dựng cầu và đường dẫn nối cảng Mỹ An - Quốc lộ 31 - Quốc lộ 1 và tuyến nhánh hồ Suối Nứa - hồ Khuôn Thần trên địa bàn huyện Lục Nam và huyện Lục Ngạn.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến, tổ chức gặp gỡ, đối thoại nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh thuộc lĩnh vực du lịch. Tỉnh mời gọi, lựa chọn nhà đầu tư có tiềm năng để đầu tư các dự án lớn, xây dựng các nhà hàng, khách sạn cao cấp, các công trình văn hóa, thể thao gắn với phát triển du lịch; tăng cường phát triển lễ hội trái cây, tổ chức các hoạt động mỗi xã một sản phẩm, phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng;

Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng sẽ tăng cường nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh Bắc Giang đến với các nhà đầu tư, du khách; tổ chức các hoạt động liên kết phát triển du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch nhằm đạt mục tiêu đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng của địa phương. 

 

 

Hải Yến 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline