Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 16:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Phát huy tiềm năng, lợi thế đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thứ sáu, 26/08/2022 10:08

TMO - Tỉnh Trà Vinh đang tập trung nhiều giải pháp để phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trà Vinh được đánh giá là địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa vô cùng phong phú. Nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, với 65 km bờ biển, Trà Vinh có kiểu địa hình duyên hải nổi bật tạo nên hệ sinh thái rất khác biệt so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 

Trà Vinh có sự xuất hiện cộng cư lâu đời của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trên vùng đất Trà Vinh. Đây là điều kiện để tỉnh tạo các sản phẩm du lịch văn hóa khác biệt so với các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là đối với văn hóa Khmer.

Theo thống kê của UBND tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 300.000 người Khmer, chiếm hơn 31% dân số, với 143 chùa Khmer có kiến trúc khá độc đáo. Kho tàng di sản văn hóa của đồng bào Khmer nơi đây vô cùng phong phú, với hệ thống ngôn ngữ và chữ viết cùng các di sản nghệ thuật sân khấu, âm nhạc, kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch "thuận thiên" với mô hình du lịch cộng đồng tại Cồn Chim, Cồn Hô. Ảnh: Hữu Long  

Tỉnh còn có nhiều cù lao, cồn nổi quanh năm với diện tích cây ăn quả lớn, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn. Trà Vinh đã xây dựng một số mô hình du lịch gắn với gắn với xây dựng nông thôn mới tại các địa phương như: Cồn Chim (xã Hòa Minh, huyện Châu Thành), Cồn Hô (xã Đức Mỹ, huyện Càng Long), Làng Văn hóa - Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh (xã Lương Hòa, huyện Châu Thành) và điểm du lịch nông nghiệp Sokfarm (thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần)… 

Thời gian qua, nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt với các tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long, giúp người dân nông thôn tăng thu nhập, góp phần thay đổi mạnh mẽ bộ mặt vùng nông thôn, những năm gần đây, tỉnh Trà Vinh chủ trương phát triển nhiều mô hình du lịch "thuận thiên" gắn kết với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, tỉnh Trà Vinh đã ra mắt 2 mô hình du lịch cộng đồng Cồn Chim (xã Hòa Minh, huyện Châu Thành) và Cồn Hô (xã Đức Mỹ, huyện Càng Long) với những trải nghiệm du lịch kết nối với thiên nhiên.

Nhằm xúc tiến và thương mại hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với xây dựng nông thôn mới, đến nay, ngành du lịch Trà Vinh đã chủ động kết nối với gần 300 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên cả nước thông qua các chương trình hội thảo, hội nghị, hội chợ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh mở các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng cho người dân, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách. 

Tỉnh Trà Vinh phát huy tiềm năng về cảnh quan, sinh thái, nhân văn của khu vực biển trong phát triển kinh tế du lịch biển. Ảnh: Nam Phan 

Bên cạnh phát huy các sản phẩm đặc trưng của du lịch tỉnh như: du lịch sinh thái miệt vườn; du lịch văn hóa tâm linh, thì theo Đề án phát triển kinh tế biển Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, dựa vào những đặc điểm về tự nhiên, tiềm năng về cảnh quan, sinh thái, nhân văn của khu vực biển Trà Vinh, du lịch của tỉnh sẽ được chia thành 5 tiểu vùng với các chiến lược phát triển khác nhau theo “hành trình từ sông ra biển” gồm: 

Tiểu vùng cửa sông Cổ Chiên, bao gồm hệ thống các cồn, cù lao giữa sông và khu vực ven bờ thuộc 2 xã Mỹ Long Bắc, Nam và thị trấn Mỹ Long: Phát triển hệ thống du lịch trên các cồn, ven sông, phát huy cảnh quan cửa sông lớn. Tiểu vùng trung tâm: Là vùng cồn cát rộng lớn thuộc hai huyện Trà Cú, Cầu Ngang, bên trong đất liền là vùng hội tụ các ý tưởng bảo tồn hệ sinh thái và văn hoá tiểu vùng Mekong, trong đó văn hoá Khmer và cảnh quan nông nghiệp Khmer làm chủ đạo.

Tiểu vùng đô thị công nghiệp ven Kênh đào Trà Vinh và ven cửa sông Hậu thuộc Trà Cú: Phát triển không gian công nghiệp, cảng và đô thị công nghiệp. Tiểu vùng thị xã Duyên Hải, bao gồm khu vực đô thị thị xã Duyên Hải hiện nay ra tới biển: Trong tương lai xác định là một đô thị biển quy mô trung bình, tương ứng với tầm nhìn là đô thị loại 3 sẽ là khu vực đô thị du lịch biển trung tâm. Tiểu vùng đô thị sinh thái rừng ngập mặn huyện Duyên Hải: Là một vùng sinh thái rừng ngập mặn xen lẫn đô thị du lịch vùng ngập mặn. 

Đẩy mạnh phát huy văn hóa Khmer trong phát triển du lịch đang được địa phương này tập trung khai thác. (Ảnh ST) 

Về các giải pháp khai thác sản phẩm đặc trưng dựa trên yếu tố văn hóa Khmer, tỉnh Trà Vinh xây dựng và chỉnh lý các phòng trưng bày tại Nhà Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer; Quy hoạch, đầu tư một số hạng mục, công trình, chỉnh trang, vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp tại di tích danh thắng Ao Bà Om. Trùng tu, sửa chữa nâng cấp hạng mục trong di tích Chùa Âng, để tạo thành khu liên hoàn về văn hóa Khmer, thu hút khách tham quan ngày càng đông hơn. 

Để ngành du lịch Trà Vinh thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch, trong thời gian tới tỉnh tập trung phát triển hướng tới 3 trụ cột chính: 

Thứ nhất, xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn trên cơ sở phát huy lợi thế của tỉnh có nhiều cù lao, cồn nổi ven sông, ven biển, nhiều tuyến sông, kênh rạch gắn với vườn cây ăn trái trên địa bàn các địa phương có thế mạnh như: Cù lao Tân Quy, cù lao An Lộc (huyện Cầu Kè); Cồn Hô, xã Đức Mỹ; Đại Phước, Đại Phúc (Càng Long); Sông Láng Thé, sông Ba Trường, sông Long Bình...

Thứ hai, phát triển du lịch tâm linh gắn với lễ hội, đặc biệt là phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Trà Vinh để trở thành một loại hình văn hóa trải nghiệm như các lễ hội Ok Om Bok, Nghinh ông (Cúng biển Mỹ Long); Vu lan Thắng hội; Nguyên tiêu Thắng hội... Thứ ba, là quan tâm cho loại hình du lịch biển nhờ lợi thế tỉnh có 65km bờ biển và cánh đồng điện gió gắn với khu du lịch sinh thái biển Ba Động được nhiều du khách biết đến.

Mới đây, UBND tỉnh Trà Vinh vừa công bố danh sách dự án kêu gọi đầu tư du lịch năm 2022, bao gồm 9 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 4.000 tỷ đồng.

Có quy mô lớn nhất trong danh sách này là dự án Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn biển Ba Động tại xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải. Dự án có diện tích 368ha; vốn 1.700 tỷ đồng. Mục tiêu nhằm khai thác các dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, bãi tắm, thể thao dưới nước, ẩm thực, giải trí, tham quan… Vị trí dự án nằm ở Khu kinh tế Định An, Trung tâm Điện lực Duyên Hải, luồng tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu, các cụm cảng, kết nối với các tuyến vận tải đường biển nội địa và quốc tế…

Cũng tại thị xã Duyên Hải có hai dự án khác là Khu du lịch khoáng nóng Duyên Hải (phường 1), diện tích 30ha, vốn 600 tỷ đồng; mục tiêu mời gọi đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và khu vui chơi giải trí hiện đại đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước, các thương gia, chuyên gia đang làm việc tại tỉnh Trà Vinh, góp phần giải quyết việc làm. 

Dự án Khu du lịch Biển Ba Động, nằm trong Khu kinh tế Định An, diện tích 368ha, vốn 500 tỷ đồng, mục tiêu nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch sinh thái, tạo tuyến, điểm du lịch liên kết trong vùng, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Tỉnh Trà Vinh vừa công bố danh sách các dự án kêu gọi đầu tư du lịch năm 2022. Ảnh: VNA 

Ba dự án du lịch sinh thái khác gồm: dự án Khu du lịch sinh thái Cù lao Long Trị (xã Long Đức, diện tích hơn 50ha, vốn 300 tỷ đồng); dự án Khu du lịch sinh thái Cù lao Tân Qui (xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, diện tích 50ha, vốn 250 tỷ đồng), là những vườn chuyên canh cây ăn trái đặc sản, khu dịch vụ du lịch, ăn uống, tham quan, nghỉ dưỡng. Dự án Khu du lịch sinh thái Hàng Dương (xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang), diện tích 20ha, vốn 80 tỷ đồng, là khu du lịch sinh thái, dịch vụ du lịch biển, ăn uống, tham quan, nghỉ dưỡng, cắm trại...

Ngoài ra, có hai dự án du lịch văn hóa, tâm linh gồm dự án Khu văn hóa – Du lịch Ao Bà Om tại phường 8, TP Trà Vinh, diện tích hơn 64ha, vốn 250 tỷ đồng và dự án Làng Văn hóa – Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh tại phường 8, TP Trà Vinh và xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, diện tích 5ha, vốn 25,9 tỷ đồng.

 

 

Minh Hương 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline