Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 18:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Phát huy tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo ở Gia Lai

Thứ năm, 24/03/2022 20:03

TMO - Gia Lai là một trong số các tỉnh có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có như năng lượng từ thủy điện, điện sinh khối, điện gió, điện Mặt Trời; riêng điện gió có tiềm năng rất lớn.

Theo các nguồn cơ sở dữ liệu khảo sát, Gia Lai có số giờ nắng bình quân 1.900-2.200 giờ/năm, bức xạ tổng cộng 335-380 kcal/cm2 và số liệu bức xạ mặt trời trung bình ngày đưa vào tính toán 4,6-5,2 kWh/m2. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các dự án điện mặt trời trên địa bàn với quy mô công suất có thể đạt khoảng 7.500 MW. Trong đó, các dự án điện mặt trời trên đất khoảng trên 5.000 MW, các dự án điện mặt trời nổi trên nước khoảng 2.500 MW.

Bên cạnh đó, Gia Lai còn có 4 khu vực tiềm năng phát triển các dự án điện gió với quy mô công suất có thể đạt khoảng 11.950 MW. Trong đó, khu vực phía Đông khoảng 3.800 MW; khu vực phía Đông Nam khoảng 1.300 MW; khu vực phía Tây khoảng 6.350 MW và khu vực TP. Pleiku khoảng 500 MW.

7 dự án điện mặt trời tại tỉnh Gia Lai được đầu tư nhằm phát huy tiềm nguồn năng lượng tái tạo tại địa phương này 

Thông tin từ Sở Công thương tỉnh Gia Lai cho biết, đến nay Gia Lai có 7 dự án điện năng lượng mặt trời với tổng vốn 15.137 tỷ đồng và 17 dự án điện gió với tổng vốn 41.253 tỷ đồng được cấp quyết định chủ trương đầu tư. Dự kiến trong thời gian tới, các dự án về năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ và mở rộng hơn trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, với nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp rất dồi dào, trên địa bàn tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành 2 dự án nhà máy điện sinh khối bã mía tại Nhà máy Đường An Khê và Nhà máy Đường Ayun Pa với tổng công suất 144,6 MW. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất quy hoạch các dự án để khai thác tối đa nguồn điện sinh khối đồng phát và sẽ tăng cường phát triển các nguồn điện từ rác thải đô thị, chất thải rắn và sinh khối trên địa bàn.

Năng lượng điện gió đang được đẩy mạnh phát triển tại Gia Lai 

Các dự án năng lượng tái tạo đều góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xanh, trung hòa carbon của tỉnh. Gia Lai sẽ giảm sử dụng các nguồn năng lượng không tái tạo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng khả năng phòng ngừa thiên tai và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Liên quan đến phát triển và mở rộng ứng dụng năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh, Gia Lai đã thí điểm lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng mặt trời cho các tuyến đường TP.Pleiku. Dự án sử dụng năng lượng mặt trời tái tạo để cấp điện cho hệ thống 250 bóng đèn chiếu sáng trên tổng chiều dài hơn 7.800m và 5 đảo giao thông cửa ngõ TP. Pleiku.

Với những thế mạnh sẵn có như đất rộng, nền nhiệt và độ gió cao, Gia Lai rất có tiềm năng về phát triển nguồn năng lượng sạch và sẽ trở thành địa phương đi đầu trong chiến lược phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, không chỉ góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; phục vụ nhu cầu điện cho khu vực mà còn có thể kết nối với nước bạn Lào để bán điện.

Trong định hướng về phát triển kinh tế, Gia Lai xác định tiềm năng lớn nhất là đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng tái tạo. Ðặc thù của tỉnh là nơi có năng lượng gió và nền nhiệt khá cao, ưu việt hơn miền trung vì không có bão và không có xâm nhập mặn, do vậy đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo trên địa bàn, nhiều nhà đầu tư đang tìm hiểu, khảo sát, lập dự án đầu tư phát triển điện mặt trời, điện gió với quy mô khá lớn.

 

 

Thúy Hằng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline