Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Phát hiện mới về các loài động, thực vật tại Vườn quốc gia Vũ Quang

Chủ nhật, 04/12/2022 04:12

TMO - Các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên tiếp phát hiện, công bố với thế giới 4 loài động, thực vật mới tại Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), từ năm 2021 đến nay. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam ở tầm khu vực và châu lục trong bảo tồn đa dạng sinh học.

Loài nhái lùn Vũ Quang là kết quả của chuyến hợp tác nghiên cứu giữa Vườn Quốc gia Vũ Quang, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và các chuyên gia đến từ Nga, Đức và Trung Quốc. Theo sự thống nhất của nhóm tác giả và nguyện vọng của nhà nghiên cứu người Đức - Tiến sĩ Thomas Ziegler, loài nhái lùn Vũ Quang - Vietnamophryne vuquangensis, được đặt tên theo địa danh “Vũ Quang” - nơi mà loài nhái này được phát hiện.

Theo nghiên cứu, đến nay, loài nhái lùn chỉ mới ghi nhận tại Vườn Quốc gia Vũ Quang mà chưa phát hiện thấy ở bất kỳ khu vực nào khác. Kết quả nghiên cứu của ông cùng cộng sự đã được công bố trên tạp chí Khoa học Quốc tế chuyên ngành Revue suisse de Zoologie vào tháng 3/2021.

Loài mộc hương Vũ Quang 

Loài mộc hương Vũ Quang: Trong chương trình phối hợp điều tra đa dạng sinh học giữa Vườn Quốc gia Vũ Quang và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam vào giữa năm 2018, một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra loài thực vật dây leo có cấu trúc hoa rất dị biệt, chưa từng được mô tả trước đó, được xác định thuộc chi Nam Mộc hương (Aristolochia) thuộc họ mộc hương (Aristolochiaceae) nhưng chưa thể mô tả vì còn thiếu một số dẫn liệu quan trọng.

Việc thu thập và bổ sung dẫn liệu cũng như hoàn chỉnh bản thảo được tiến hành từ năm 2018 đến năm 2021. Loài mới này được đặt tên Aristolochia vuquangensis (Mộc hương Vũ Quang), được nhóm nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Khoa học Quốc tế chuyên ngành Phytotaxa tháng 5/2021. Đây là loài mới thứ 8 của phân chi Siphisia thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae) được phát hiện và mô tả ở Việt Nam trong suốt 7 năm qua và là loài thứ 2 của phân chi này được phát hiện ở khu vực miền Trung Việt Nam. Loài này đã được nhóm nghiên cứu đệ trình lên tổ chức Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN cấp bảo tồn CR (cực kỳ nguy cấp) vì nhận thấy sự tồn tại của loài này sớm bị đe dọa bởi những yếu tố biến đổi khí hậu tại khu vực.

Loài Chắp danhkyii 

Loài Chắp danhkyii là kết quả của sự phối hợp trong công tác nghiên cứu khoa học giữa Vườn Quốc gia Vũ Quang, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật Việt Nam và các chuyên gia đến từ Nhật Bản. Theo kết quả nghiên cứu, loài thực vật mới được công bố có tên khoa học là Beilschmiedia danhkyii, có tên Việt Nam “Chắp Danhkyii” thuộc họ thực vật Long Não (Lauraceae) - một trong những họ rất đa dạng về thành phần loài tại Việt Nam cũng như tại Vườn Quốc gia Vũ Quang với các giá trị về dược liệu và tinh dầu.

Về hình thái loài “Chắp Danhkyii” có một số đặc điểm khác biệt hẳn với những loài thuộc chi “Chắp Beilschmiedia" được ghi nhận và mô tả trước đó với các đặc điểm được ghi nhận: cây thân gỗ cao 5 - 8m; vỏ màu nâu xám; chồi hình trứng dài 1 - 2 mm, đỉnh nhọn, có nhiều lông màu sắc. loài “Chắp danhkyii” với môi trường sống nằm trong diện tích của Vườn Quốc gia Vũ Quang có sinh cảnh rừng nguyên sinh, phân bố tại độ cao từ 80 - 170 m so với mực nước biển. 

Loài chuồn chuồn danhkyii là kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Duy Tân, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Kanagawa Nhật Bản và các cán bộ Phòng Khoa học kỹ thuật và Hợp tác Quốc tế của Vườn Quốc gia Vũ Quang. Loài này được phát hiện tại Khe Rò - tiểu khu 180b (Vườn Quốc gia Vũ Quang), một nơi có độ cao trên 1.500m so với mực nước biển và đặc trưng bởi khí hậu ẩm ướt, lạnh quanh năm. Nội dung và kết quả nghiên cứu của loài mới Chlorogomphus danhkyii được nhóm tác giả đăng tải trên tạp chí Khoa học Quốc tế chuyên ngành Phytotaxa vào đầu năm 2022.

 

 

Văn Chung

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline