Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/10/2024 14:10

Tin nóng

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Thứ hai, 14/10/2024

Phân vùng rủi ro thiên tai để chủ động phương án ứng phó

Thứ tư, 26/06/2024 14:06

TMO - Tỉnh Ninh Bình triển khai phân vùng rủi ro đối với từng loại thiên tai trên địa bàn tỉnh và xác định các khu vực ưu tiên phòng, chống đối với từng loại thiên tai, qua đó chủ động phương án ứng phó kịp thời giảm thiểu thiệt hại. 

Ninh Bình có địa hình phức tạp, vùng đồi núi, chiêm trũng và miền biển hàng năm luôn chịu ảnh hưởng về thiên tai. Những năm gần đây, trước diễn biến tình hình thời tiết, thiên tai phức tạp, khó lường đòi hỏi địa phương này cần nâng cao năng lực phòng chống thiên tai. Theo đó, cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, Ninh Bình triển khai phân vùng rủi ro với từng loại hình thiên tai trên địa bàn tỉnh, qua đó sẵn sàng phương án ứng phó.

Đối với tình hình nắng nóng, nắng nóng gay gắt, căn cứ vào bảng thống kê tần suất số đợt nắng nóng gay gắt kéo dài từ 2-6 ngày, có thể nhận thấy, trong 18 năm qua, tại huyện Nho Quan xuất hiện số đợt nắng nóng gay gắt nhiều nhất là 45 đợt, tiếp đến là tại TP.Ninh Bình là 36 đợt. Trong số đó, tần suất nắng nóng gay gắt kéo dài 2 ngày chiếm 42% tổng số đợt nắng nóng gay gắt trong cả đợt ở tại Nho Quan và Ninh Bình... 

Huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, huyện Nho Quan, thành phố Tam Điệp là những địa phương chịu thiệt hại của hạn hán, xâm nhập mặn. Theo số liệu thống kê từ năm 2001 đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều xảy ra hạn hán trong giai đoạn tưới dưỡng lúa vụ đông xuân, đặc biệt các huyện miền núi Nho Quan, Gia Viễn, thành phố Tam Điệp... diện tích hạn và thiếu nước chiếm bình quân 15 - 20% diện tích canh tác Trong phạm vi tưới của các công trình do đơn vị khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh tỉnh phụ trách, mặc dù đã có sự vận hành và điều phối nhưng vẫn thường xuyên có khoảng 5 ÷ 20% diện tích canh tác bị thiếu nước theo các giai đoạn phát triển của cây trồng.

Hiện tượng xâm nhập mặn ở vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn đã lấn sâu vào các cửa sông từ 20 - 25 km trên sông Đáy và 10 - 15 km trên sông Vạc. Hiện tượng xâm nhập mặn có dấu hiệu gia tăng, nhất là vào giai đoạn đổ ải vụ Đông Xuân. Trên tuyến sông Đáy độ mặn vào sâu 45km (đến cống Thôn Năm, xã Khánh Tiên); tuyến sông Vạc độ mặn vào sâu 40,3km (đến cống Chanh, xã Khánh An); các tuyến sông nội địa bị xâm nhập mặn từ sông Vạc vào sâu kỷ lục từ trước đến nay. Toàn bộ các công trình chưa vận hành được hoặc thời gian vận hành gián đoạn do ảnh hưởng của mặn gồm: Tổng số 48 cống dưới đê (Yên Mô 18 cống, Yên Khánh 18 cống, Kim Sơn 12 cống) và 21 trạm bơm (Yên Mô 13 trạm, Yên Khánh: 6 trạm, Kim Sơn 2 trạm). 

Mưa lớn gây ngập lụt tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện Nho Quan, Gia Viễn. Ảnh: LY. 

Bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp tới huyện Kim Sơn (Vùng nuôi trồng thủy sản, đê biển Bình Minh II, đê Bình minh III). Trong giai đoạn 2010-2018 số cơn bão và áp thấp nhiệt đới đã gây cho tỉnh Ninh Bình tác hại nghiêm trọng về tài sản, đặc biệt vào năm 2016 và 2017, có thể thấy các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, thành phố Ninh Bình và Tam Điệp là những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất dưới tác động của bão và áp thấp nhiệt đới trong những năm gần đây.

Ngập úng, lũ lụt, sạt lở đất xảy ra tại các huyện Nho Quan, Gia Viễn (hệ thống đê Tả, Hữu sông Hoàng Long). Đảm bảo chống được lũ theo mực nước lũ thiết kế; hạn chế tối đa việc chậm lũ qua tràn Lạc Khoái; xả lũ, làm chậm lũ tại vị trí tràn Đức Long - Gia Tường cũ. Các xã Đức Long, Gia Tường, Lạc Vân (thuộc 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn) đã phải chịu 15 lần phân lũ, vùng hữu Hoàng Long 10 lần và vùng các xã ngoài đê năm nào cũng bị ngập.

Đối với tình trạng sạt lở bờ sông: tại tuyến đường phía tây của nhà thờ thôn kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn đã xảy ra sạt lở đường giao thông ven sông dài khoảng 50m, tuyến đường ven sông sát với các hộ dân, tại vị trí sạt lở có 04 gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp và nhiều hộ gia đình khác có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10, lượng mưa: chiếm 70% lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể đạt 200 ÷ 300 mm/ngày. Mưa lớn thường xảy ra trong ngày có bão và dông. Trong những năm gần đây dưới tác động của biến đổi khí hậu, lượng mưa diễn biến hết sức phức tạp, ngày càng cực đoan và không theo quy luật trung bình nhiều năm;

Mưa lớn thường gây nên ngập úng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà cửa, cơ sở hạ tầng khu vực ngập lụt tại các vùng trũng thấp, nội thị, ven sông, dân cư vùng ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông; phương tiện vận tải thủy, các công trình phòng chống thiên tai như đê, kè, hồ chứa nước, các hoạt động xả lũ hồ chứa, trọng điểm tại các huyện Nho Quan, Gia Viễn nơi có hệ thống đê Tả, Hữu sông Hoàng Long, thành phố Ninh Bình, Tam Điệp và đặc biệt tại huyện giáp biển Kim Sơn nơi thường xuyên có các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền gây ra mưa lớn. 

Đối với cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh: Hiện hệ thống đê sông, đê biển, kè, cống, các tuyến kênh, hồ chứa trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm qua được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cấp, tu bổ, nạo vét nên đến nay đã cơ bản đủ khả năng chống lũ, chống tràn, tích nước theo mực nước thiết kế, đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống lụt bão, hạn hán, xâm nhập mặn.

Tuy nhiên vào năm 2017 lũ trên sông Hoàng Long lên cao, vượt lũ lịch sử năm 1985 và đạt mức 5.53m; do lũ kéo dài lâu ngày nên một số công trình như kè, cống bị ảnh hưởng nặng nề và cần sửa chữa, nâng cấp. Đặc biệt cần quan tâm, kiểm tra, theo dõi một số tuyến đê trọng điểm như đê tả, hữu Hoàng Long, đê Đức Long - Gia Tường - Lạc Vân, đê hữu Đáy, đê biển Bình Minh III.

Hệ thống giao thông đường bộ xuyên suốt từ tuyến Quốc lộ đến tỉnh lộ, đến vùng sâu, xa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Với mật độ phân bố 0,87 km/km² cơ bản đảm bảo cho việc triển khai công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, công tác ứng phó, cứu hộ, cứu nạn giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản. Tuy nhiên, khi có lũ lớn tại một số tuyến đường huyện, đường xã xảy ra tình trạng ngập, sạt lở, khó khăn trong ứng phó thiên tai.

Hệ thống công trình, cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng được điều kiện, có thể sử dụng làm nơi tập kết, sơ tán dân đến: nhà ở kiên cố của nhân dân, công trình công cộng bao gồm: công trình giáo dục (nhà trẻ, trường học các cấp); công trình y tế (bệnh viện, trạm y tế…); trụ sở cơ quan… Thười gian qua, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai phải được lồng ghép vào quy hoạch kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội. Căn cứ vào loại hình rủi ro do thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai ứng với mỗi loại hình và cấp độ rủi ro thiên tai của ngành và địa phương để lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai.

Tỉnh Ninh Bình tiếp tục hoàn thiện hạ tầng phòng chống thiên tai. 

Thời gian tới, để chủ động phòng chống thiên tai tỉnh Ninh Bình ưu tiên các công trình đa mục tiêu, kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, hướng tới phát triển bền vững và đối tượng dễ bị tổn thương trong lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai. Huy động các nguồn vốn cho công tác phòng, chống thiên tai được lồng ghép, cân đối trong quá trình lập đề cương, nhiệm vụ quy hoạch, trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển của tỉnh.

Lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước bảo đảm an toàn hồ chứa và nguồn nước cho vùng hạ lưu; nâng cấp, tu bổ hệ thống đê điều bảo vệ an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp trạm bơm nhằm tưới tiêu chủ động và tiết kiệm nước; xây dựng nhà phòng tránh bão, lũ kết hợp sinh hoạt cộng đồng ở những vùng thường ngập lũ, bão; tái định cư và di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm của thiên tai; khơi thông dòng chảy bảo đảm thoát lũ cho vùng ngập úng; cải tạo, nâng cấp các khu neo đậu tàu thuyền, đáp ứng yêu cầu trú, tránh bão an toàn; nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân về phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Quản lý quy hoạch khu dân cư, phát triển đô thị phải bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai. Lập kế hoạch xây dựng nhà ở an toàn, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh lũ, bão theo chính sách của Chính phủ; nâng cấp công trình cấp,thoát nước đô thị bảo đảm nhu cầu cấp, thoát nước. Tổ chức thực hiện “Hướng dẫn nhà an toàn theo các cấp bão” của ngành để nhân dân chủ động phòng, tránh bão.

Lập kế hoạch nâng cấp hệ thống đường tỉnh; kế hoạch xây dựng mới hệ thống cầu, cống trên đường tỉnh bảo đảm kết nối giao thông và tiêu thoát lũ; nâng cấp, mở rộng các công trình giao thông bảo đảm nhu cầu phát triển giao thông kết hợp phòng chống thiên tai. Nâng cấp hệ thống, trang thiết bị bưu chính, viễn thông bảo đảm thông tin liên lạc. Trang bị, bảo dưỡng mạng thông tin chuyên dùng để phục vụ thông tin chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai. Có kế hoạch phối hợp sử dụng hệ thống thông tin nội bộ của lực lượng vũ trang trong tỉnh.

Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường: đất đai, nước mặt, nước ngầm. Có kế hoạch đào tạo, tập huấn về quản lý đất đai, nguồn nước cho cán bộ các huyện, thị xã, thành phố. Có kế hoạch phát triển hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn; sử dụng đất cho công trình phòng chống thiên tai. Thực hiện quản lý về khoảng cách an toàn, phòng chống sạt lở, bảo vệ môi trường trong khai thác cát, đất, đá làm vật liệu xây dựng. Nâng cấp, kiên cố hóa trường học. Ưu tiên nâng cấp trường học mầm non, tiểu học và phổ thông đối với vùng trũng, ven biển, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường tập huấn, rèn luyện chống đuối nước cho học sinh các cấp.

Kế hoạch nâng cấp hệ thống điện, thiết bị bảo đảm cung cấp điện an toàn; có kế hoạch bảo trì hạng mục công trình đầu mối, các thiết bị bảo đảm vận hành an toàn công trình. Đồng thời, có văn bản hướng dẫn cho các doanh nghiệp có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng, kho tàng bảo đảm an toàn cho người và hàng hóa nhằm giảm bớt chi phí kinh doanh và thiệt hại do thiên tai gây ra. Lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn huyện: đê điều, thủy lợi, giao thông, trạm y tế, trường học kết hợp nơi trú tránh bão, lũ. Ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các xã ven sông, ven biển thường xuyên bị thiên tai. Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án trọng tâm trên địa bàn từng huyện

Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ (Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn) để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên.

Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn cấp xã phải phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc người được ủy quyền. Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện hỗ trợ.

Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền (Lực lượng quân đội, công an, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai nòng cốt là Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn) để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch UBND cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ huy các địa phương, hỗ trợ điều động nguồn lực theo thẩm quyền (Lực lượng quân đội, công an) tăng cường lực lượng (dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp tỉnh, vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai và của tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn) cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai từ huyện này qua huyện khác để xử lý và khắc phục hậu quả thiên tai ứng phó rủi ro thiên tai; để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.../. 

 

 

Lê Hiền 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline