Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 11:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Nuôi thành công cua lột bằng hệ thống tuần hoàn nước

Thứ sáu, 28/06/2024 14:06

TMO - Cua lột là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, tuy nhiên lại khó nuôi dưỡng trong điều kiện tại khu vực thành phố. Trước thực tế đó, thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Liên (Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM) đã nghiên cứu, và nuôi thành công cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước.

TP.HCM là vùng đô thị đặc biệt, trong điều kiện thành phố ngày càng phát triển kéo theo diện tích đất nông nghiệp cũng bị thu hẹp lại. Do đó việc xây dựng các mô hình nông nghiệp phù hợp với đặc trưng của thành phố là hoàn toàn cần thiết. 

Bên cạnh việc trồng rau theo xu hướng “vườn đô thị” hay rau thuỷ canh thì mô hình nuôi cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước với những ưu điểm nổi bật như không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn, sục khí tạo oxy, đảm bảo an toàn thực phẩm, không chứa thuốc và kháng sinh cũng rất phù hợp với khu vực TP. HCM.

Cua biển (Scylla sp.) là một trong những món hải sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và đây cũng là một trong những đối tượng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Hiện nay, sản phẩm cua lột có giá bán cao hơn cua thương phẩm từ 4 đến 5 lần. Cua lột có giá trị kinh tế vì thịt cua lột có hàm lượng đạm 57,02 - 65,95%, khoáng 10,41 - 16,71% và hàm lượng lipid chiếm 3,52 - 9,45% - đều cao hơn cua thịt. Cua lột còn giàu các loại vitamin khoáng chất như vitamin B2, B5, B6, B12, C, sắt, magie, canxi, kẽm…

Mô hình ứng dụng nuôi cua trong hộp nhựa sử dụng hệ thống tuần hoàn nước đang người dân khu vực TP. HCM quan tâm phát triển nhằm cung cấp nguồn cua cho thị trường. Hệ thống có quy mô nhỏ nhưng cho năng suất cao hơn phương pháp nuôi truyền thống, có thể xây dựng lắp đặt ngay trong nhà, đặc biệt phù hợp tại các khu vực nội thành, thành phố lớn, khu đông dân cư để nuôi thủy hải sản, đảm bảo cung cấp trực tiếp sản phẩm tươi sống cho người nuôi.

Đây là mô hình nuôi cua được phát triển bởi Thạc sĩ (ThS) Nguyễn Thị Kim Liên - Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM. Với mô hình nuôi cua trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước, nhờ nguồn nước được tái sử dụng hoàn toàn, cua được nuôi và thu hoạch liên tục, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát dễ dàng, đem lại sản phẩm cua lột chất lượng cao cho thị trường.

ThS Liên cho biết, mô hình nuôi cua trong hộp nhựa và ứng dụng hệ thống tuần hoàn tái sử dụng nước nhằm tạo ra các sản phẩm thủy sản tươi sống, đảm bảo an toàn sinh học và không gây ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm cho người dân. Ưu điểm của hệ thống tuần hoàn là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn, sục khí tạo oxy.

Mô hình nuôi cua lột bằng hệ thống tuần hoàn nước được triển khai ở Hà Nội. (Ảnh: CĐ).

Khi đưa nước vào hộp nuôi cua, thức ăn thừa và chất cặn bẩn thải ra và đi qua hệ thống lọc thô, sau đó ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn bằng tia UV. Những vi sinh sống trong hệ thống lọc sinh học có vai trò lọc thức ăn thừa và chất thải giúp môi trường sống của cua được sạch hơn. Nhờ vậy nguồn nước được tái sử dụng hoàn toàn.

Cua được nuôi và thu hoạch liên tục, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát dễ dàng trước khi đưa vào thị trường. Ứng dụng hệ thống này người dân có thể nuôi cua 2 da, cua lột và cua gạch, tốn ít diện tích nhưng cho năng suất cao, sản phẩm đảm bảo được chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cụ thể, nhóm đã tiến hành lắp đặt hệ thống tuần hoàn và thiết bị nuôi cua lột thương phẩm; xây dựng, vận hành và chuyển giao quy trình nuôi cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước; đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình. Trong đó, hệ thống tuần hoàn và thiết bị nuôi thương phẩm cua lột được lắp đặt gồm các hộp nuôi cua, bể chứa, trống lọc, bể lọc, lọc skimmer, đèn UV. Nước từ bể chứa đã xử lý đảm bảo các yếu tố chất lượng nước để nuôi cua bơm qua hệ thống qua trống lọc để lọc các cặn bã, vật chất lơ lửng sau đó nước bơm qua bể lọc sinh học (bể lọc sinh học có chứa hạt nhựa vi sinh).

Nước từ bể lọc sinh học chảy qua lọc skimmer và sau đó qua đèn UV để khử khuẩn, nước từ đèn UV chảy ngược lại bể lọc sinh học để tạo vi sinh. Nước từ bể lọc sinh học được bơm lên các hộp nuôi cua, nước thải từ hộp nuôi cua chảy qua trống lọc sau đó chảy về bể lọc sinh học để xử lý và được bơm lên hệ thống nuôi trở lại. Như vậy, vòng tuần hoàn được lặp lại trong suốt quá trình nuôi.

Cua nuôi trong hộp nhựa đạt tỷ lệ lột từ 84,07 – 87,58%. 

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng và chuyển giao được quy trình nuôi cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước quy mô 500 con/vụ. Tỉ lệ sống của cua là 90%, tỷ lệ lột 84,07 – 87,58%, năng suất thu hoạch 393,31 kg/3 vụ tương ứng với 1.165 con cua lột thương phẩm có trọng lượng từ 320,67 - 366,67 g/con. Với quy mô khoảng 500 hộp/vụ (3 vụ/năm) sẽ cho lợi nhuận gần 102 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận 0,66%. Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, đáp ứng được yêu cầu cung cấp cua lột có chất lượng cho thị trường tiêu thụ.

Mô hình nuôi cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước, của nhóm tác giả đã được Sở Khoa học và Công Nghệ TP. HCM nghiệm thu, kết quả đạt. Mô hình và quy trình nuôi có thể mở rộng cho nhiều hộ sản xuất.  Đây là phương thức sản xuất mang tính kỹ thuật cao, chính xác và ổn định đáp ứng trong điều kiện nuôi trong đô thị và vùng ven đô đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới nghiên cứu và áp dụng giúp tiết kiệm tối đa không gian và nguồn tài nguyên đất, nước.

Đồng thời, mô hình nuôi cua lột sử dụng hệ thống tuần hoàn nước mở ra hướng phát triển mới cho ngành thuỷ sản trong điều kiện nguồn nước mặt, nước ngầm ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khu vực thành thị như TP. HCM nói riêng và các khu vực thành phố khác trên cả nước nói chung.

 

 

Dương Đức

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline