Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 08:11
Thứ ba, 22/02/2022 16:02
TMO - Qua thông tin từ đồng bào dân tộc, các cơ quan chức năng đã phát hiện ra hàng chục khối đá khổng lồ nằm rải rác tại các xã trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, trong đó tập trung nhiều nhất tại xã Lao Chải. Điều đặc biệt ở những phiến đá này là có hoạ tiết có niên đại hàng trăm năm tuổi như “bản thiết kế” về các thửa ruộng bậc thang hùng vĩ.
Bảo tàng Yên Bái cho , đến nay, đã phát hiện và ghi nhận được 14 khối đá khắc cổ ở địa bàn các thôn Tà Ghênh, Xéo Dì Hồ, Hú Trù Lình và Hồng Nhì Pá của xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.
Các khối đá khắc cổ được tìm thấy ở nhiều địa phương thuộc huyện Mù Căng
Các khối đá được khắc có kích thước khác nhau, khối chìm, khối nổi; hình thù cũng đa dạng, như hình mai rùa, hình trụ, hình quả núi, quả xoài… nhưng có điểm chung là ở vị trí có tầm quan sát rộng, một mặt phẳng và điểm điêu khắc ở mặt dễ nhìn thấy.
Theo nghiên cứu của Bảo tàng tỉnh Yên Bái và các cơ quan chuyên môn; các hình, vết chạm khắc trên đá nổi bật là đề tài hình ruộng bậc thang. Ngoài ra, còn có các phác họa khác như lưỡi rìu, lưỡi thanh đao, lưỡi gươm, bộ phận sinh dục phụ nữ, dao nhọn, mỏ chim… Các vết khắc còn khá rõ, nhưng cũng đủ cho thấy nó đã tồn tại từ lâu đời.
Các vết chạm khắc nổi đề tài hình ruộng bậc thang
Theo nhận định, các hình điêu khắc này không phải là ký hiệu cột mốc, họa địa đồ cổ, mà là “Bản thông điệp thiết kế ruộng bậc thang của người xưa để lại” hoặc “họa lại ruộng bậc thang trên đá” của người bản địa, khi người bản địa cảm nhận được vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang do mình tạo ra.
Trong tháng 7- 2020, Bảo tàng tỉnh Yên Bái phối hợp Phòng Văn hóa-Thông tin và UBND xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải tiếp tục mở rộng khảo sát, thám sát nghiên cứu các bãi đá khắc cổ đợt II, phát hiện được sáu khối đá trong đó có hai khối đá lộ thiên.
Theo phương pháp luận dân tộc Mông ưa thích nơi khí hậu ôn đới, sống bằng trồng trọt và sắn
Quan sát các hình khắc trên đá cho thấy, người xưa đã khắc lên đá rất tỉ mỉ, kì công, bởi những nét khắc uốn lượn mềm mại theo hình dạng lồi lõm của khối đá. Hình khắc trên đá khá đa dạng như: hình ruộng bậc thang ôm quanh tảng đá, hoặc những đường khắc vạch thẳng song song hay uốn lượn bên sườn các tảng đá.
Thời gian tới, Bảo tàng tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục phối hợp với các nhà khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử tiếp tục mở rộng phạm vi điều tra hơn nữa ra tất cả các bản là Lao Chải, Dào Xa, Cáng Dông, Cồ Dề Sáng A, Cồ Dề Sán B, Đề Súa, Dào Cu Nha, Trống Khua và Háng Gàng thuộc xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.
Yến Linh
Bình luận