Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 22/11/2024 13:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ sáu, 22/11/2024

Những Lễ hội quy mô lớn khu vực miền Bắc khai hội trong tháng Giêng

Thứ hai, 12/02/2024 19:02

TMO – Mỗi dịp Tết đến, xuân về, trên khắp các vùng miền đất nước người dân náo nức vui trảy hội xuân với mong muốn có một năm bình an, vui vẻ và gặp nhiều may mắn.

Hội Xuân là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta từ nghìn xưa. Có những lễ hội để tưởng nhớ cội nguồn, có lễ hội để cầu may mắn, an khang và cũng có lễ hội đơn giản chỉ là để gặp gỡ giao duyên. Tháng Giêng là tháng có nhiều lễ hội nhất. Trong hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ ấy, những lễ hội như lễ hội chùa Yên Tử, chùa Hương, gò Đống Đa, hội Gióng-đền Sóc, khai ấn đền Trần, hội Bà chúa Kho,… luôn thu hút hàng triệu du khách vì những nét văn hóa độc đáo.

Lễ hội chùa Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh)

Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử là nơi hình thành, ra đời và phát triển của Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần Việt, do người Việt trực tiếp sáng lập ra. Đây là một trong những di tích lớn và ra đời sớm ở nước ta. Hệ thống chùa, am, tháp, bia, tượng… ở Yên Tử là những tư liệu lịch sử vật chất quý báu, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp tu hành của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông và các thế hệ thiền sư tu hành tại đây. Đặc biệt các văn bia ở Yên Tử đều chứa đựng một lượng thông tin rất lớn, qua nghiên cứu các văn bia ở đây chúng ta có thể lập lại được một phả hệ những nhà sư đã tu hành tại đây cùng với lược sử của họ, từ đó có thể nghiên cứu được tình hình phát triển của Phật giáo Trúc Lâm qua từng thời kỳ. Trải qua các thời kỳ: Lý, Trần, Lê, Nguyễn, danh sơn Yên Tử trở thành nơi hội ngộ của các bậc thiền sư đạo cao đức trọng như Tổ Chân Nguyên, ni sư Đàm Thái, Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông, Đệ Tam Tổ Huyền Quang... Lễ hội thường bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng và kéo dài hết 3 tháng xuân hàng năm. Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi.

Lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội)

Chùa Hương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam, nơi có nền Phật giáo linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên đẹp nên thơ. Hàng năm, du lịch lễ hội chùa Hương đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan, lễ Phật, cầu may mắn, tài lộc và sức khỏe. Lễ hội chùa Hương mang đậm nét văn hóa, giá trị tinh thần của con người Việt. Hành trình về với khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật, nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Lễ hội chùa Hương diễn ra trong khoảng thời gian dài từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Khai hội chính thức bắt đầu lễ hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, cũng là ngày mở cửa rừng của người dân.

Lễ hội gò Đống Đa (Đống Đa, Hà Nội)

Lễ hội gò Đống Đa hay còn gọi là lễ hội chiến thắng được tổ chức để tưởng nhớ đến những chiến công chống giặc ngoại xâm cứu nước của vua Quang Trung. Lễ hội mang những nghi lễ truyền thống, cờ hoa rực rỡ cùng tiếng trống chiêng thôi thúc chiến đấu, làm sống dậy những trang sử vẻ vang của dân tộc. Lễ hội thường diễn ra vào ngày 5 tháng 1 âm lịch hàng năm. Lễ hội này cũng được tổ chức tại Bình Định vào chiều mồng 4 và mồng 5 tết âm lịch.

Lễ hội Khai Ấn đền Trần (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định)

Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững. Lễ khai ấn đền Trần là một tập tục của triều đại nhà Trần – triều đại phong kiến kéo dài và hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với chiến công hiển hách ba lần đánh tan quân Nguyên Mông – đạo quân xâm lược, được mệnh danh là “bách chiến bách thắng”. Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường (nơi phát tích của nhà Trần), vui Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công trong việc đánh giặc. Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần. Lễ Khai Ấn tổ chức đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng hàng năm.

Lễ hội Bà chúa Kho (TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh)

Đền Bà Chúa Kho được dựng từ thời Lý, ban đầu là ngôi miếu nhỏ gọi là miếu Cô Tiên. Đến thời Lê đền được mở rộng với quy mô lớn. Trải trường kỳ lịch sử, di tích đền Bà Chúa Kho đã nhiều lần bị tàn phá và liên tục được tu bổ. Di tích đền Bà Chúa Kho đã được công nhận và xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1989. Nơi đây là chốn tâm linh, hàng ngày thu hút hàng nghìn du khách trong nước và nước ngoài tới chiêm bái, tham quan, tìm hiểu lịch sử về văn hóa vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc. Lễ hội Bà chúa Kho thường khai hội vào 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc". Đây là phong tục lâu đời tại địa phương cũng như những người kinh doanh, buôn bán.

Lễ hội Lim (Tiên Du, Bắc Ninh)

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc. Hội Lim là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc với dân ca quan họ nổi tiếng. Các liền anh, liền chị ở làng quan họ tới hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát với nhau ở trên bề, dưới bến. Ngoài ra, có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ người, đu tiên, thi dệt vải, nấu cơm...

Hội chùa Keo (Vũ Thư, Thái Bình)

Tương truyền, chùa Keo do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng từ năm 1061. Năm 1611, do ảnh hưởng của trận đại hồng thủy, chùa bị cuốn trôi nên được xây dựng lại và hoàn thành năm 1632. Chùa có hai cụm kiến trúc: Chùa là nơi thờ Phật và đền là nơi thờ Đức thánh Dương Không Lộ... Chùa được xếp hạng là Di tích Quốc gia và Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2017, lễ hội chùa Keo được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2021, hương án chùa Keo được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Mỗi năm chùa tổ chức hai mùa lễ hội. Hội xuân được mở vào ngày 4 tháng 1 âm lịch. Hội thu được mở vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch và là hội chính. Ngoài những lễ hội nêu trên, nhiều lễ hội khác ở khắp các địa phương cũng được tổ chức trong tháng Giêng.

Xử lý nghiêm việc lợi dụng tâm linh để trục lợi

Tại Công điện số 11 về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thực hiện tốt các quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương; bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nhất là các cơ sở thờ tự.

Đặc biệt, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, biến tướng, lệch chuẩn xã hội, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi; không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí. Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; tổ chức lễ hội phải đúng quy định của pháp luật, không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân, xã hội và nhà nước.

 

 

BẢO HÂN - VÂN NHI

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline