Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 08:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Nhiều vướng mắc trong di dời nhà ở ven, trên kênh rạch tại TP. HCM

Thứ sáu, 17/11/2023 08:11

TMO - Sau gần hai năm triển khai, tính đến hết quý II/2023, TP.HCM mới chỉ di dời được 657 trên tổng số 6.500 căn nhà ven và trên kênh, rạch cần giải toả, đạt tiến độ hơn 10%.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra 7 chương trình đột phá, trong đó có Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2016-2020. Theo đó, vấn đề di dời nhà ở trên và ven kênh rạch để tạo lập một không gian đô thị xanh, sạch, đẹp cho Thành phố là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra của Chương trình hành động số 15/CTrHĐ ngày 27/10/2016 của Thành ủy TP.HCM nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X về Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2016-2020 của Thành phố.

Sau gần 10 năm triển khai, mặc dù Thành phố cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc di dời nhà ở trên và ven kênh rạch, tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện đến nay còn rất chậm, trong giai đoạn 2016-2020 Thành phố chỉ mới di dời được 2.479/20.000 căn, đạt 12,4 % so với chỉ tiêu đặt ra. Trước tình hình đó, TP.HCM đã ban hành Kế hoạch số 3837/KH-UBND ngày 10/11/2021 của UBND Thành phố về Kế hoạch tổ chức thực hiện chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.

Theo đó, TP.HCM đặt ra chỉ tiêu di dời 6.500 căn, tập trung 2 nhóm ưu tiên với 17 dự án sử dụng vốn ngân sách gồm 3 dự án thực hiện mục tiêu kép vừa giải quyết nhu cầu thoát nước để chống ngập, vừa di dời nhà trên và ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị và 14 dự án đã triển khai các bước chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020. Mục tiêu này vừa để giải quyết thoát nước, vừa cải thiện môi trường vừa chỉnh trang đô thị; trong đó, tập trung vào hai nhóm dự án ưu tiên.

Nhóm ưu tiên thứ nhất là ba dự án đã xong các bước chuẩn bị đầu tư gồm: dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp), dự án cải tạo kênh Hy Vọng (quận Tân Bình) và dự án nạo vét, cải tạo rạch Văn Thánh (quận Bình Thạnh). Nhóm ưu tiên thứ hai gồm 14 dự án đã triển khai các bước chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2016-2020.

Công tác di dời nhà ven, trên kênh rạch tại TP.HCM vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 

Tuy nhiên, sau gần hai năm triển khai, tính đến hết quý 2 năm 2023, TP.HCM mới chỉ di dời được 657 trên tổng số 6.500 căn nhà ven và trên kênh, rạch cần giải toả, đạt tiến độ hơn 10%. Dự kiến đến hết năm 2025 sẽ bồi thường, di dời được 4.250/6.500 căn, đạt tỷ lệ 65% chỉ tiêu đề ra. Như vậy, mục tiêu di dời 6.500 căn nhà đến năm 2025 theo kế hoạch ban đầu gần như sẽ không thể hoàn thành.

Sở Xây dựng TP.HCM, nhìn nhận, những vướng mắc chính của TP.HCM trong việc di dời các căn nhà trên và ven kênh rạch liên quan tới vốn và chính sách. Cụ thể, các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch để thực hiện chỉnh trang đô thị, kết hợp giải quyết tiêu thoát nước để chống ngập được Sở Xây dựng đề xuất thuộc danh mục các dự án trọng điểm, cấp thiết. Tuy nhiên, so với các dự án hạ tầng, công ích khác, những dự án nói trên không được đặt vào diện cấp bách, cần ưu tiên hàng đầu.

Ngoài ra, thành phố đang hạn chế ưu tiên vốn cho các dự án không có mặt bằng sạch hoặc các dự án có nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường. Trong khi đó, các dự án di dời nhà ven kênh có cấu phần vốn bồi thường là chủ yếu. Điều này dẫn đến việc đa số dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch chưa được bố trí vốn, chưa được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư.

Một khó khăn khác là về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. đa số các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đều có pháp lý nhà, đất phức tạp như: nhà không có pháp lý về quyền sử dụng đất, nhà lấn chiếm, 1 phần trên đất, 1 phần trên kênh rạch… dẫn đến việc hiệp thương, bồi thường chậm, làm dự án kéo dài, còn nhiều trường hợp tiếp tục khiếu nại, chưa đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án theo kế hoạch.

Đối với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách, từ năm 2020, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP không còn quy định về hình thức hợp đồng xây dựng-chuyển giao (gọi tắt là Hợp đồng BT); nhà đầu tư sẽ không được thanh toán bằng quỹ đất, mà chỉ có thể khai thác, kinh doanh trên phần diện tích đất sau khi đã di dời nhà trên và ven kênh rạch, nên không hấp dẫn trong việc mời gọi các nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án.

Do đó, Quyết định 3837/QĐ-UBND của TP.HCM không đề ra chỉ tiêu hoàn thành bồi thường, di dời của nhóm này mà giao các sở, ngành, quận, huyện tập trung hoàn tất thủ tục điều chỉnh quy hoạch, chuẩn bị các bước để sớm đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư sau năm 2025, gồm 7 tuyến kênh rạch (3 tuyến rạch tại Quận 7 và 4 tuyến rạch tại Quận 8) với tổng quy mô di dời dự kiến 9.138 căn nhà. Trong 4 tuyến rạch tại Quận 8 có dự án bờ nam Kênh Đôi và 3 dự án nhà ở thương mại kết hợp di dời nhà trên và ven kênh, rạch hiện chưa có nhà đầu tư quan tâm.

Những vướng mắc chính của TP.HCM trong việc di dời các căn nhà trên và ven kênh rạch liên quan tới vốn và chính sách. Ảnh: MQ. 

Xuất phát từ thực tế khó khăn trên, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều kiến nghị đến Sở Kế hoạch Đầu tư và Ủy ban nhân dân Thành phố ưu tiên đưa các dự án cải tạo môi trường ven kênh, rạch cần di dời nhà nhưng chưa được bố trí vốn vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để không chỉ thực hiện được mục tiêu của Kế hoạch chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2021-2025, mà còn thực hiện mục tiêu của Kế hoạch chống ngập và xử lý nước thải của thành phố giai đoạn 2020-2030.

Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi Quốc hội cho phép Thành phố được sử dụng nguồn vốn dự kiến tăng thêm trong giai đoạn trung hạn 2021-2025, Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố sẽ rà soát, cân đối nguồn vốn đề xuất bố trí kế hoạch vốn đầu tư công cho các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch theo kiến nghị của Sở Xây dựng.

Ngoài ra, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cũng kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố cùng Thường trực Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai thực hiện công tác di dời nhà ven và trên kênh, rạch; đặc biệt là Quận 6 xử lý, giải quyết dứt điểm 88 căn chưa di dời do khiếu nại về chính sách, đơn giá bồi thường của dự án kênh Hàng Bàng (giai đoạn 2).

Về các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách, thời gian qua, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập các Tổ công tác liên ngành (hoặc tham mưu Ủy ban Nhân dân Thành phố thành lập Tổ công tác) để xử lý toàn diện các công việc liên quan đến các thủ tục thực hiện một số dự án cải tạo ba tuyến rạch trên địa bàn Quận 7 và dự án cải tạo Bờ nam Kênh Đôi (Quận 8). Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đặt mục tiêu đưa các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách sớm được triển khai thực hiện trong thời gian tới

Nhiều ý kiến cho rằng, TP.HCM cần tận dụng một số cơ chế chính sách mới, để giải quyết những bất cập phát sinh. Theo đó, một số điều khoản trong Nghị quyết 98 có thể vận dụng tạo nguồn kinh phí đầu tư dự án giải tỏa di dời nhà ở trên và ven kênh rạch trên địa bàn TPHCM, bao gồm: Một là, trong quy định về quản lý đầu tư, HĐND TPHCM có thể sử dụng ngân sách để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án chỉnh trang, phát triển đô thị. Hai là, trong quy định về tài chính và ngân sách nhà nước, Ngân sách TPHCM được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí quy định. Đây là khoản có thể sử dụng đầu tư cho công tác giải tỏa di dời cải tạo nhà trên và ven kênh rạch. Như vậy, thông qua Nghị quyết 98, nguồn vốn ngân sách đầu tư dành cho dự án giải tỏa, di dời, tái định cư và ổn định cuộc sống cho các hộ dân trên và ven kênh rạch trên địa bàn Thành phố, có khả năng sẽ được giải quyết theo cơ chế mới. 

 

 

Minh Tâm

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline