Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 23:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Nhiều giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thứ ba, 23/05/2023 11:05

TMOTheo Kịch bản biến đổi khí hậu, Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia, nguy cơ ngập do nước biển dâng sẽ có thể gia tăng do cộng hưởng của các yếu tố khác như nâng hạ địa chất, thay đổi địa hình, sụt lún, thuỷ triều, nước dâng do bão. Hiện tượng sụt lún đất đang diễn ra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và TP. HCM với nền địa hình thấp nhất trên cả nước.

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã chủ trì xây dựng, định kỳ cập nhật và công bố Kịch bản biến đổi khí hậu. Kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật được xây dựng dựa trên các công bố mới nhất của Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC). Nội dung Kịch bản đã sử dụng số liệu quan trắc và số liệu mô hình số độ cao cập nhật đến năm 2020, bổ sung 10 phương án mô hình toàn cầu và 6 mô hình khu vực để dự tính các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nguy cơ ngập do nước biển dâng chi tiết đến các đơn vị hành chính cấp huyện, các đảo và quẩn đảo của Việt Nam.

Theo Kịch bản biến đổi khí hậu, Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia, nguy cơ ngập do nước biển dâng sẽ có thể gia tăng do cộng hưởng của các yếu tố khác như nâng hạ địa chất, thay đổi địa hình, sụt lún, thuỷ triều, nước dâng do bão. Hiện tượng sụt lún đất đang diễn ra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh với nền địa hình thấp nhất trên cả nước, do 2 nhóm nguyên nhân chính: Nhóm nguyên nhân tự nhiên như dịch chuyển các mảng kiến tạo, quá trình nén chặt của các lớp trầm tích trẻ, hoạt động tân kiến tạo, quá trình bóc mòn, bồi tụ bề mặt địa hình. Nhóm nguyên nhân do hoạt động con người tác động như khai thác nước ngầm quá mức, quá trình đô thị hoá tăng tải trọng trên nền đất yếu, rung động do các hoạt động giao thông vận tải.

Triển khai các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, tình trạng sụt lún ở một số khu vực tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra rất nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân với quy mô khác nhau. Theo số liệu quan trắc của Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường tại 339 điểm quan trắc ở TP.Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2014, 2015, 2017 so sánh với số liệu đo đạc các mốc đo đạc năm 2005 cho thấy, sụt lún đất xảy ra ở 306 điểm trong khi ở 33 điểm còn lại không xảy ra sụt lún mà có xu thế nâng lên. Cũng theo thống kê, tổng mức sụt lún trung bình trong giai đoạn từ 2005 đến năm 2017 cho toàn vùng là 12,3cm (từ 3,45 cm đến 23,27 cm). Tốc độ sụt lún trung bình hàng năm cho toàn khu vực trong giai đoạn này là 1,07cm/năm (từ 0,38cm đến 1,99 cm/năm).

Thực hiện hiệu quả các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới, Bộ TN&MT cho biết, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Tập trung sản xuất nông nghiệp chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu hoá giá trị nông nghiệp; phát triển công nghệ về giống, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thuỷ sản. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, xây dựng mạng lưới đường bộ cao tốc, đường thuỷ nội địa kết nối mạng lưới đô thị vùng; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với từng vùng sinh thái; chủ động "sống chung với lũ và hạn hán, xâm nhập mặn", khai thác lợi thế để phát triển bền vững. Xây dựng chiến lược tổng thể bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công; kiểm soát khai thác nước ngầm và tình trạng sụt lún đất do khai thác nước ngầm; xây dựng hệ thống công trình trữ nước mùa mưa, điều hoà nguồn nước cho mùa khô để giảm thiểu tác động của hạn hán và xâm nhập mặn.

Xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê biển, đê bao, bờ biển, công trình kiểm soát lũ, mặn, hệ thống thuỷ lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững;  Xây dựng, củng cố công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn cho dân cư và cơ sở hạ tầng; phát triển rừng ngập mặn và các đa dạng sinh học ven biển gắn với bảo đảm đa dạng sinh học và sinh kế bền vững; Hoàn thiện chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ; củng cố, nâng cấp công trình kết hợp sơ tán dân phòng chống lũ, bão.

 

 

Phạm Dung

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline