Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 07:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Nhiều công trình kiên cố nghi xây trên đất nông nghiệp

Thứ tư, 06/04/2022 11:04

TMO – Quản lý kiểm soát việc sử dụng đất đúng mục đích dù không phải là vấn đề mới và khó giải quyết nhưng trên địa bàn phường Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội) thời gian gần đây “mọc” lên nhiều công trình xây dựng (nhà ở kiên cố). Vấn đề không chỉ gây sức ép lên quy hoạch hạ tầng đô thị, ảnh hưởng môi trường.

(Thiên nhiên và Môi trường điện tử) đang thực hiện Chuyên đề: Đánh giá và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai và môi trường nhằm làm rõ những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng như giải pháp khắc phục những tồn tại ở một số địa phương trong thời gian qua.

Trong qua trình tìm hiểu, khảo sát thực tế tại địa bàn phường Định Công (quận Hoàng Mai), nhiều vấn đề liên quan đến quản lý đất đai, trật tự xây dựng, mỹ quan đô thị, quy hoạch…cần làm rõ. Cụ thể tại ngách 79 ngõ 230 Định Công Thượng, một số căn nhà ở ngõ 99 Định Công Hạ, đơn cử như 99/145/2, 99/110/100 Định Công Hạ...Theo tìm hiểu, nhiều công trình nhà ở được xây dựng kiên cố trên nền đất nông nghiệp (chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng). Theo quy định, đất nông nghiệp không được phép xây dựng công trình cũng như không được giao dịch mua bán, trao đổi như đất ở.

Nhiều công trình kiên cố nghi ngờ xây dựng trên đất nông nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều công trình xây dựng nhà ở kiên cố ở khu vực này thường có hình thức từ 1 đến 2,5 tầng với mức giá trị từ 1 đến 1,5 tỷ đồng. Điều đáng chú ý, trong quá trình tìm hiểu sự việc, người dân còn ngỏ ý bán đất nông nghiệp với giá 11 -12 triệu/m2 để xây nhà, thậm chí còn nhiệt tình hướng dẫn cho chúng tôi cách để xây được nhà trên đất nông nghiệp, dạo quanh một vòng không thiếu những mảnh đất có 4,5 căn nhà xây xát nhau trên cùng một mảnh đất của một chủ đất.

Tại ngõ 193 Định Công Hạ, ở đây có liên tiếp 5 ngôi nhà được xây 2 tầng khang trang, trong đó vẫn còn 1- 2 căn đang “rao bán”. Tại ngõ 115 Trần Hòa, cũng không thiếu những ngôi nhà 2 tầng đến 3 tầng đang được người dân xây dựng để ở...

Để tìm hiểu thực hư về tình trạng người dân ồ ạt xây dựng công trình kiên cố trên nền đất nông nghiệp, chúng tôi liên hệ, đặt lịch làm việc với chính quyền địa phương (UBND phường Định Công), ngay sau đó UBND phường giao cho ông Đặng Xuân Chiến - Phó Chủ tịch UBND phường (phụ trách mảng quản lý đô thị) phối hợp làm việc. Tuy nhiên, vị Phó Chủ tịch UBND phường lại giao cho một chuyên viên trong đội trật tự xây dựng liên hệ làm việc và trong buổi làm việc với chuyên viên này, những vấn đề chúng tôi đưa ra về thực trạng người dân xây dựng công trình kiên cố (nhà ở) trên đất nông nghiệp vẫn không nhận được câu trả lời.

Tháng 5/2019, UBND TP Hà Nội tiếp tục có văn bản gửi các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu siết lại kỷ cương, trật tự xây dựng trên địa bàn,

UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát trách nhiệm của Đội trưởng Đội Quản lý TTXD đô thị, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, Trưởng phòng Quản lý đô thị, trách nhiệm của UBND và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong quản lý TTXD, đảm bảo tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn phải được kiểm tra kiên quyết, xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm ngay từ khi mới phát sinh, không để công trình vi phạm xây dựng hoàn thiện đưa vào sử dụng mới xử lý, cưỡng chế. Văn bản cũng nhấn mạnh: Trách nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu các xã, phường, nếu để xảy ra vi phạm sẽ bị đình chỉ công tác. Trường hợp cần thiết, có thể tạm dừng công tác điều hành của các Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn cho đến khi xử lý xong vi phạm.

(Tiếp tục thông tin)

PV

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline