Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 08:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Nhân giống thành công sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô

Thứ tư, 29/05/2024 08:05

TMO - Cây sâm cau chứa nhiều dược chất quý đã được các nhà khoa học tại Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TP. HCM nhân giống thành công bằng công nghệ nuôi cấy mô. 

Thông tin từ phòng Hỗ trợ Công nghệ cây trồng, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TP. HCM, cây sâm cau là loài cây thân thảo, có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn, thuộc họ Hypoxidaceae. Cây còn có nhiều tên gọi khác là Tiêm mao, Ngải cau, Cồ nốc lan… trước đây mọc nhiều trong tự nhiên. Tuy nhiên do bị khai thác nhiều, khiến sâm cau trở nên khan hiếm, do đó sâm cau đã được đưa vào danh mục đỏ cây thuốc Việt Nam. 

Ngoài tự nhiên, cây sâm cau được nhân giống chủ yếu từ hạt hoặc thân. Tuy nhiên, nếu nhân giống bằng phương pháp truyền thống là gieo hạt thì tỷ lệ nảy mầm thấp. Còn nhân giống bằng thân thì mỗi cây giống phải có một phần củ và phần ngọn mới đảm bảo cây có thể sống. Do mỗi cây sâm cau chỉ hình thành một củ chính, vì vậy hệ số nhân giống cũng rất thấp.

Để tăng giá trị kinh tế và bảo tồn loài cây quý, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM (ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi) đã tìm cách nuôi cấy mô để duy trì nguồn dược liệu sâm cau quý này. Sau thời gian nghiên cứu và trồng thử nghiệm, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (TP HCM; gọi tắt là Trung tâm) đã hoàn thiện và chuyển giao quy trình nhân giống cây sâm cau (curculigo orchioides) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật; quy trình trồng và chăm sóc để lấy củ sâm cau làm dược liệu cho nhiều địa phương.

Cây sâm cau được nhân giống thành công bằng phương pháp nuôi cấy mô tại  phòng nuôi cấy của Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: HT.

Phương pháp nuôi cấy mô giúp khắc phục được những hạn chế khi nhân giống từ hạt và thân, tạo ra một lượng lớn cây giống sạch bệnh trong thời gian ngắn.  Đại diện nhóm nghiên cứu thuộc phòng Hỗ trợ Công nghệ Cây trồng cho biết, sau gần một năm nhóm đã nuôi cấy thành công giống cây sâm cau trong phòng thí nghiệm. Giống này đưa trồng thực nghiệm trên diện tích 1.000 m2 tại huyện Củ Chi.

Cây mô sẽ được trồng trong túi bầu và đặt trong vườn ươm giúp quen dần với điều kiện tự nhiên. Nhóm đã xây dựng quy trình trồng sâm cau trong thời gian khoảng một năm là thu hoạch. Theo nhóm nghiên cứu, sâm cau là loại cây chịu bóng nên cần làm che nắng. Mức che nắng bằng lưới cắt nắng ở mức 50% thích hợp nhất cho cây sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất tối ưu. Môi trường sống lý tưởng của sâm cau là dưới bóng râm, ưa ẩm ở các thung lũng, nơi đất màu mỡ, chân núi đá vôi hoặc ven rẫy. Sâm cau có thể trồng mật độ 50.000 cây cho diện tích 1.000 m2.

Cây sâm cau được trồng để làm dược liệu. Ảnh: H T.

Bên cạnh đó để nhân giống được sâm cau với số lượng ổn định nhất, trong giai đoạn phát triển củ, lượng nước và độ ẩm đất cần được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt vào thời điểm mùa mưa. Củ sâm cau rất dễ bị thối khi bị ngập nước hay đất có độ ẩm quá cao, do đó trong quá trình làm đất cần tạo các rãnh thoát nước và giàn che nắng có thể di chuyển được.

Sau một năm trồng nông dân có thể tiến hành đào cây, cắt lấy củ. Sâm cau có thể dùng tươi hoặc sơ chế bảo quản, khối lượng trung bình mỗi củ sâm khoảng 60-65g. Hàm lượng saponin đạt 0,54 - 0,68%, flavonoid 0,19 - 0,23% và curculigoside 0,23 -0,31%. Với những tác dụng về sức khoẻ của cây sâm cau đối với con người, nhu cầu sử dụng loại dược liệu này đang ngày càng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng vì giá trị dược liệu cũng như mức độ an toàn khi sử dụng nên loại cây này đã mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân.

Được biết sâm cau khi mua tại vườn có giá khoảng 150.000 đồng/kg. Tính theo năng suất trung bình 3,1 tấn cho 1.000 m2 có thể thu nhập khoảng 467 triệu đồng mỗi vụ. Tổng chi phí sản xuất 416 triệu đồng mỗi vụ, giúp nông dân có lợi nhuận hơn 51 triệu đồng. Sau một năm trồng là người dân có thể thu hoạch. Tuy nhiên nếu sâm cau được trồng từ 2 năm trở lên, kích thước củ dài khoảng 5-10 cm, với đường kính từ 1-2 cm. Sau khoảng 2 năm tuổi, củ sâm cau có thể thu hoạch và cho giá trị dược liệu như mong muốn.

Sau khi thu hoạch củ, phần chồi có thể dùng để trồng lại, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất của vụ sau. Theo nhóm nghiên cứu, khu vực TP.HCM, các tỉnh lân cận hay những vùng có điều kiện tự nhiên tương tự đều có thể trồng sâm cau theo phương pháp nuôi cấy mô này.

Thành công trong ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật vào nhân giống cây sâm cau giúp sản xuất một lượng lớn cây giống có chất lượng tốt, sạch bệnh, độ đồng đều cao, trong thời gian ngắn và đủ cung cấp cho các vùng trồng chuyên canh cây dược liệu. Kết quả này còn có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần bảo tồn và phát triển những cây dược liệu quý hiếm khác đang có nguy cơ bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt trong tự nhiên tại Việt Nam.

 

 

Tuấn Minh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline