Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Nhà khoa học "nặng lòng" với sông Sài Gòn

Thứ hai, 15/05/2023 14:05

TMO - Cố Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Lâm Minh Triết (nguyên Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, phụ trách hoạt động của Hội ở các tỉnh phía Nam) được nhớ đến với danh xưng “Nhà khoa học không chạy trốn ô nhiễm môi trường, thiên nhiên. Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường thiên nhiên, cố GS Lâm Minh Triết là nhà khoa học suốt đời phấn đấu vì Việt Nam xanh tươi, bền vững.

Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học nhất là đối với lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên môi trường, cố GS Lâm Minh Triết thể hiện quan điểm quyết tâm bảo vệ môi trường thông qua đề tài: “Đề xuất các giải pháp tổng thể và khả thi bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn đảm bảo an toàn cấp nước cho thành phố”.

Một số người trong nhóm nghiên cứu khuyên cố GS Lâm Minh Triết không nên nhận đề tài. Theo họ thực trạng ô nhiễm nước sông Sài Gòn đang ở mức báo động: “Tháng 2/2022, nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm chất hữu cơ dẫn đến cá chết nhiều; Tháng 9/2005 nước sông Sài Gòn bị nhiễm bẩn, đục, có màu làm ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp; Tháng 9/2007, nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm nặng. Trong năm này, riêng nồng độ mangan tăng gấp 4 lần, nồng độ amoni tăng gấp 10 lần, vi sinh tăng gấp 30 lần so với khảo sát năm 2005; Tháng 11/2007, Sở Giao thông công chính (Sở GTVT) có báo cáo gửi UBND thành phố với khẳng định: nguồn nước thô tại trạm bơm nước thô của nhà máy nước này bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và công nghiệp...”. 

Cố GS. TS Lâm Minh Triết, nguyên Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (đứng thứ 2 từ phải sang trái). 

Với sự điềm tĩnh và bản lĩnh của một nhà khoa học đầu ngành, cố GS khẳng định, đúng là sông Sài Gòn đang lãnh đủ, đúng là đang lo lắng. Bởi vì, Nhà máy nước Tân Hiệp đang xử lý khối lượng nước khổng lồ mỗi ngày từ sông Sài Gòn, cấp nước cho hàng triệu người dân thành phố. Tuy rất lo lắng cho “sức khỏe” của sông Sài Gòn, nhưng cố GS trấn an mọi người: Tuy vậy, mọi người đừng quá bi quan, chúng ta sẽ tìm ra cách để làm cho sông Sài Gòn sạch.

Cố GS đã thuyết phục các cộng sự đi tìm hiểu sâu về nguồn gốc gây ô nhiễm nước sông Sài Gòn. Qua nghiên cứu cho thấy, các khu công nghiệp nằm trong lưu vực sông Sài Gòn phần lớn được ghi nhận là có nhà máy xử lý nước thải. Khi đi nghiên cứu thực tế, cố GS khẳng định rằng, có áp dụng công nghệ xử lý nước thải nhưng hiệu quả đến đâu, có đạt chất lượng hay không? Cứ nói có nhà máy xử lý nước thải nhưng hiệu quả làm việc của nó ra sao thì không ai đến kiểm tra đến nơi đến chốn. Có thể khẳng định phần lớn xử lý không đạt yêu cầu, việc làm của họ đối phó là chính.

Cố GS đã nhận diện được nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Sài Gòn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cấp nước của nhà máy nước Tân Hiệp: “Như tôi đã nói, những chỉ tiêu kiểm soát ô nhiễm như độ đục, mangan, amonia, vi sinh.., đang là mối quan tâm hàng đầu vì cứ biến động, không ổn định, gây lo lắng trong việc đảm bảo chất lượng xử lý cấp nước ở Nhà máy nước Tân Hiệp. Tình trạng này làm công nghệ xử lý nước truyền thống của nhà máy gặp khó khăn trong xử lý nước đa cấp. Còn để đáp ứng được yêu cầu chất lượng, Nhà máy nước Tân Hiệp phải tìm mọi cách, chẳng hạn phải sử dụng nhiều hóa chất hơn và đương nhiên chi phí tốn kém hơn”.

Khi biết rõ thực trạng ô nhiễm nước sông Sài Gòn, có người hỏi cố GS: “GS thấy có cần thiết phải tính toán đến kịch bản “chạy trốn” ô nhiễm - dời điểm lấy nước thô của Nhà máy nước Tân Hiệp không? Vị GS đầu ngành cấp nước điềm nhiên trả lời: “Dời điểm lấy nước thô đến nguồn hồ Dầu Tiếng để phục vụ xử lý nước cấp của Nhà máy nước Tân Hiệp cũng là một phương án cần xem xét, cân nhắc. Nhưng không phải vì thế mà không làm, không giải quyết, không có biện pháp để bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn. Dù có nguồn nước mới thay thế cho Nhà nước nước Tân Hiệp thì sông Sài Gòn vẫn phải được bảo vệ. Vấn đề đặt ra chẳng lẽ cứ gặp ô nhiễm là phải trốn chạy?”.

Và cố GS Lâm Minh Triết khẳng định chắc chắn: “Trước hết, không thể có một thành phố văn minh, hiện đại với một dòng sông Sài Gòn bị ô nhiễm đến mức như vậy. Ô nhiễm chủ yếu là do phát triển công nghiệp ồ ạt đến mức không thể kiểm soát được các nguồn ô nhiễm thì làm sai dòng sông chịu nổi. Những gì đang diễn ra đối với sông Thị Vải cho chúng ta nhiều bài học. Mình không thể nói đất nước đang phát triển, còn nghèo, chỉ lo phát triển kinh tế-xã hội mà không lo về môi trường. Nếu đến lúc giàu mới lo việc này, mối quan tâm vấn đề môi trường thì đã muộn, sẽ trả giá cực kỳ đắt. Sông Sài Gòn cũng vậy, phải hành động ngay từ bây giờ...

Suy nghĩ, hành động của cố GS Lâm Minh Triết đúng với cam kết chính trị của các nhà lãnh đạo đất nước “Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”. Thông điệp tuy ngắn nhưng rõ ràng về quan điểm, chủ trương hành động của Đảng và Nhà nước sẽ truyền năng lượng sáng tạo cho toàn dân nói chung và các nhà khoa học nói riêng chung tay bảo vệ môi trường thiên nhiên xanh tươi để thực hiện khát vọng của Bác Hồ kính yêu.

Tuy nhóm nghiên cứu đề tài do cố GS. TS Lâm Minh Triết chủ nhiệm đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng Nhà môi trường học này vẫn canh cánh nỗi lo: “Nếu nhà nước không có biện pháp cứng rắn, quyết liệt để giải quyết ô nhiễm nước tại nguồn phát sinh, kiểm soát doanh nghiệp phát thải, người dân chúng ta sẽ còn thấp thỏm lo âu dài dài vì chuyện nước”.

Từ sự lo lắng đó, cố GS khuyên người dân tự cứu mình bằng tri thức bản địa: Là người có chút chuyên môn về môi trường, tôi đề xuất một phương án để dân tự cứu mình. Đó là Việt Nam chúng ta có nguồn than dừa,than trấu và than đước hết sức dồi dào có thể sản xuất than hoạt tính, giá cả thị trường của than hoạt tính không hề đắt. Than hoạt tính là chất hấp thụ được sử dụng rộng rãi, có khả năng lọc và hấp thụ cả các chất vô cơ và hữu cơ, các chất phân cực và không phân cực, đặc biệt là các chất hữu cơ có phân tử lớn. Than hoạt tính còn khử màu và khử mùi rất tốt, dễ sử dụng. Mỗi gia đình hãy nên tự trang bị than hoạt tính để lọc nước”.

Cố GS. TS Lâm Minh Triết điều hành phiên họp của BCH Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. 

Cố GS. TS Lâm Minh Triết đã chủ trì và phối hợp chủ trì nghiên cứu nhiều đề tài như: Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc quản lý tổng hợp và thống nhất nguồn nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai; Điều phối thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Sài Gòn -Đồng Nai; Ứng dụng kinh tế môi trường để nghiên cứu đánh giá diễn biến tài nguyên, môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Nghiên cứu đề xuất các biện pháp đảm bảo môi trường tại một số khu đô thị và khu công nghiệp trọng điểm ở TP.HCM và các tỉnh lân cận.; Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng các quy định sử dụng và bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai; Dự án bảo vệ môi trường lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai; Cấp nước sạch cho vùng lũ ĐBSCL; Quy hoạch tổng thể môi trường TP.HCM...

Cố GS.TS Lâm Minh Triết công bố nhiều công trình khoa học ở trong và ngoài nước. Ông nhận được phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước: Tôn vinh nhà khoa học tiêu biểu TP.HCM năm 2003, Huân chương Lao động hạng 3 năm 2004; Nhà giáo Nhân dân năm 2009....GS. TS, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Minh Triết đã trở về với đất mẹ thiên nhiên (2/2/2016) nhưng hình ảnh, sự cống hiến của GS sẽ được lưu lại trong ngôi nhà chung của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

 

 

HH (ghi)

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline