Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 23/05/2025 08:05

Tin nóng

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Thứ sáu, 23/05/2025

Nhà Gươl - biểu tượng văn hóa của đồng bào Cơ Tu

Thứ ba, 11/07/2023 07:07

TMO - Trong không gian kiến trúc nhà Gươl của người Cơ Tu tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam chứa đựng nhiều giá trị độc đáo mang tính nhân văn sâu sắc nhằm giáo dục con cháu trong làng sống đoàn kết, quý trọng, bảo vệ rừng núi.

"Gươl" trong tiếng Cơ Tu có nghĩa là cộng đồng. Được xem như là trái tim của làng, vậy nên các buôn làng của người Cơ Tu dù giàu hay nghèo đều phải có nhà Gươl. Nhà Gươl được ví như bảo tàng sống, là nơi hội họp, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, truyền dạy các nghề truyền thống, các làn điệu dân ca, nói lý, hát lý, các trò chơi dân gian truyền thống cho con em.

Khi du lịch cộng đồng phát triển, nhà làng trở thành điểm tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa Cơ Tu như dệt thổ cẩm, đan lát, chế tác và trình diễn nhạc cụ, trình diễn nghệ thuật đánh trống, đánh chiêng. Nhà Gươl là linh hồn của làng Cơ Tu, không chỉ là chốn linh thiêng thờ cúng thần linh, không gian nhà Gươl cũng là nơi tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của buôn làng như: lễ ăn mừng lúa mới, lễ ăn thề kết nghĩa anh em giữa hai làng Cơ Tu, Lễ mừng được mùa....

Nhà Gươl là nơi lưu giữ những báu vật, của cải chung của làng, nơi hội họp giải quyết công việc, tiến hành lễ tục, tổ chức các lễ hội truyền thống của đồng bảo Cơ Tu. 

Theo các già làng kể lại, trong kí ức của họ tồn tại ba loại Gươl: Gươl Đuôn, là loại Gươl tròn có hình nón úp, phổ biến ở người Cơtu vùng thấp, thứ đến là loại Gươl Chờri Mốc là loại Gươl có mái tròn hai đầu phổ biến ở người Cơtu vùng trung và Gươl Patăh là loại Gươl có sàn bằng gỗ phổ biến ở người Cơtu vùng cao. Từ 3 loại Gươl này, ở người Cơtu xuất hiện nhiều Gươl biến thể như: Moong là loại Gươl nhỏ và đơn giản nhất, không có cột cái, chỉ có một cửa. Gươl D’hlương không có cột cái, không có ván thưng, có một cửa. Gươl Ga Niêng có ván thưng, có cột cái, mở 1 hoặc 2 cửa. Và Gươl truyền thống của người Cơtu rất đẹp đó là “Choong Gươl” dạng hình chiếc nón lá, làm nhà Gươl này rất tốn kém, đòi hỏi nhiều công sức… 

Kiến trúc nhà gươl truyền thống của đồng bào Cơ Tu là nhà sàn, được chống bởi cây cột cái ở giữa và 8 cây cột con ở xung quanh. Vách nhà được làm bằng tấm phên tre hoặc lồ ô, những tấm gỗ mỏng. Trên vách, các ông thợ thường chạm khắc nhiều hình thù như hoa lá, chim muông... để làm vật trang trí. Người Cơ Tu vào rừng chọn các phiến lá không già quá mà cũng không non quá, cắt lấy và đem về phơi héo, rồi ép cho phẳng theo từng lớp. Khi lợp, các lớp lá mây được nối kết với nhau bằng các sợi mây nhỏ chuốt nhẵn. Từng lớp lá được lợp chồng lên nhau theo một thứ tự nhất định, rất kỹ thuật đã tạo nên các mái nhà vừa phẳng phiu, vừa đẹp mắt.

Ở mỗi nhà Gươl, trên mái nhà, phía hai đầu hồi thường có những bức tượng đơn giản như gà trống, chim tring hay tổ hợp gắn kết nhiều tượng với nhau như tượng người, tượng đầu trâu, tượng đôi chim tring đang giao phối. Chúng được bố trí đối xứng nhau. Những tấm vách trong nhà Gươl là những bức phù điêu, chạm trổ hình ảnh các con vật trông rất sinh động: con trâu, đầu trâu, tắc kè, con trăn, kỳ đà và một số cảnh sinh hoạt đời thường của cộng đồng được thể hiện như: người đàn ông đánh trống, phụ nữ bồng con.

Nhà Gươl được coi là biểu tượng văn hoá của đồng bào Cơ Tu. 

Trong nhà Gươl cũng trưng bày nhiều loại nhạc cụ, công cụ truyền thống, nhiều đầu thú mà dân làng đã săn bắt hoặc đã giết thịt trong các lễ hội...  Những năm gần đây, để bảo tồn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Cơ Tu, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc khôi phục và giữ gìn nhà Gươl truyền thống. Nét kiến trúc và trang trí mỗi nhà tuy có đôi chút khác nhau, nhưng đều mang đậm sắc thái của cư dân Cơ Tu phân bố theo vùng cao, vùng trung và vùng thấp.

Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, trong đó tập trung nhiều ở các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam và một số ít ở hai huyện Nam Đông, A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế.  Dù sinh sống ở đâu, người Cơ Tu vẫn luôn lưu giữ trong mình những giá trị văn hóa truyền thống. Những nét đẹp trong văn hóa của người Cơ Tu chính là một kho báu vô giá, được người dân trong bản làng liên tục gìn giữ và lưu truyền cho thế hệ mai sau. 

 

 

Hoàng Đạt

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline