Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 23:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Ngoài có giá trị về kinh tế, Thốt nốt còn là cây thuốc

Thứ bảy, 26/11/2022 14:11

TMO - Về Miền Tây (đồng bằng sông Cửu Long), đặc biệt vùng Bảy Núi, thuộc địa phận 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (tỉnh An Giang), sẽ thấy những rặng cây Thốt nốt cao to, trên cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, đẹp như tranh vẽ. Cây Thốt nốt còn có tên là Cọ tan, Th’not (Campuchia), Maktankok (Lào), Palmier à sucre (Pháp). Tên khoa học là Borassus flabellifer L., họ Cau (Arecaceae).

Thốt nốt là cây sống lâu đến trên 100 năm, thân cột hình trụ, gỗ cứng, cao 15-20(-30)m, đường kính 60cm hay hơn, thân cây có nhiều vết sẹo do cuống lá rụng để lại. Tán lá tròn ở ngọn. Lá mọc cách, phiến lá cứng, hình quạt đến gần tròn, đường kính 1-1,5m, xẻ thuỳ sâu hình chân vịt, mép lá có gai nhỏ. Cuống lá dài có gai, gốc cuống rộng ôm lấy thân. Cây 15-20 năm tuổi mới ra hoa. Cụm hoa là những bông mo, mang hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Cây đực ra hoa, được lấy nước làm đường. Cụm hoa đực có cuống chung dài đến 2m, mang nhiều bông nạc dài 30-45cm, mỗi bông có khoảng 30 hoa, mẫu 3, nhiều lá bắc nhỏ xếp lợp; lá đài 3, rời, hình nêm; cánh hoa 3, rời, không đều; nhị 6, chỉ nhị ngắn. Cây cái ra hoa cái, to hơn hoa đực, thụ phấn rồi kết quả. Cụm hoa cái có lá bắc dạng mo bao phủ, ít hoa; đài và tràng như hoa đực, bầu hình cầu, 3 cạnh, có 3 ô. Cây cái có nhiều buồng, mang 50-60 quả. Quả Thốt nốt trông như quả Dừa nhỏ, đường kính 10-18cm, vỏ quả non màu xanh, quả già màu tím sẫm hay đen, trong quả có nội nhũ đặc, màu trắng, trong suốt, thường có 3 hạt cứng, dẹt,  vị ngọt, mùi thơm đặc biệt.

Thốt nốt là cây nhiệt đới, chịu khô hạn, có nguồn gốc ở Châu Phi, được trồng nhiều  ở các nước Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia (cây này được coi là một trong những biểu tượng của đất nước Chùa tháp, gắn liền với văn hóa của người Khmer).

Ở Việt Nam, không rõ cây Thốt nốt có từ bao giờ, nhưng nó phân bố chủ yếu ở các tỉnh Miền Tây và Đông Nam Bộ, giáp với Campuchia, đặc biệt là tỉnh An Giang. Cây Thốt nốt không thể trồng ở các tỉnh phía Bắc nước ta, do không chịu được khí hậu mùa đông lạnh kéo dài.

Về hoá học, nước chảy ra từ đầu cụm hoa Thốt nốt (để qua đêm thu được chừng 1 lít nước, gọi là “dịch Thốt nốt”) chứa đường saccarose (10-15%), acid succinic. Thịt quả chứa chất flabeliferin I và II. Flabeliferin II có 2 glucose và 2 rhamnose. Vỏ quả chứa polysacharid, trong đó có galacto-araban 53%, glucose 25%, galactose 3,1%, arabinose 2,6%, xylose 2,2% và rhamnose 1,5%.

Từ dịch Thốt nốt người ta có thể làm ra nhiều sản phẩm có giá trị như: nấu thành đường Thốt nốt, nấu chè Thốt nốt, làm bánh Thốt nốt, lên men làm rượu Thốt nốt, bia Thốt nốt; gỗ thân cây Thốt nốt làm đũa; lá Thốt nốt dùng lợp nhà như lá Cọ, lá Dừa, làm quạt, làm nón, đan rổ. Đường Thốt nốt rất giàu chất chất sắt, magie, calci, kali, phospho và nhiều loại vitamin, có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, các bộ phận khác của cây Thốt nốt như cuống cụm hoa, rễ và dịch Thốt nốt cũng được dùng làm thuốc:  

Cuống cụm hoa Thốt nốt: Có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, trị cảm sốt, sốt rét kèm sưng lá lách (cắt lát mỏng, sắc với nước, uống nhiều lần trong ngày), trừ giun (cuống cụm hoa nướng trên than hồng rồi vắt lấy nước, thêm ít đường, uống lúc đói, mỗi sáng 100ml, liên tục trong vài ngày).  

Dịch Thốt nốt: Ngoài việc dùng để giải khát, còn có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón (uống lúc đói, mỗi sáng 50ml). Ở Ấn Độ, dịch này chữa các loại viêm nhiễm và phù thũng.

Đường Thốt nốt: Có hương vị thơm ngon đặc biệt, tác dụng bổ phổi, chữa ho. Ăn khoảng 20g đường Thốt nốt làm giảm đau nửa đầu. Ở Campuchia, người ta dùng đường Thốt nốt để giải độc, đặc biệt ngộ độc do hạt Mã tiền.

Cây non và rễ Thốt nốt: Lợi tiểu, tiêu viêm; trị sỏi mật, bệnh lậu, vàng da, ứ mật, lỵ amíp, lỵ trực khuẩn, viêm nhiễm đường hô hấp. Mỗi ngày uống 50-60g dạng thuốc sắc. Ở Vân Nam (Trung Quốc) dùng trị viêm gan.

Ngoài các công dụng nói trên, thân cây Thốt nốt cho gỗ cứng, nặng, bền, để làm cột nhà, dầm cầu ở nông thôn và đóng ghe thuyền; vỏ của cuống lá tước nhỏ bện làm dây buộc rất bền chắc như dây thừng xơ dừa, vv.

Cây Thốt nốt có hình dáng đẹp và nhiều lợi ích về mặt kinh tế và y học. Nên duy trì và phát triển loại cây này, ngoài mục đích làm cây cảnh, cây ăn quả, cải tạo môi rường (có thể trồng trong sân vườn, công viên, khu du lịch…), làm thuốc chữa bệnh và còn để thu hút khách du lịch khắp nơi đến thăm và thưởng thức các sản phẩm lạ miệng từ quả Thốt nốt.

 

GS. TSKH Trần Công Khánh 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline