Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/03/2024 17:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 28/03/2024

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế-xã hội

Thứ năm, 06/04/2023 12:04

TMO - Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được coi là một trong những đột phá chiến lược phát triển đất nước giai đoạn tới. Thực hiện hoá mục tiêu đó, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu ngành chức năng đã nhanh chóng ban hành các chương trình, hướng dẫn phát triển khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. 

Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã có những hướng dẫn đối với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ trên địa bàn trong thời gian tới. Đối với lĩnh vực Khoa học tự nhiên: Nghiên cứu sự biến đổi chất trong tự nhiên; các vấn đề liên quan đến khí hậu, thổ nhưỡng; thiên tai, biến đổi khí hậu. Nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa sự sống và môi trường, các hiện tượng hóa học, vật lý, sinh học, địa chất… phục vụ sản xuất và đời sống; Đẩy mạnh nghiên cứu liên ngành giữa khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhân văn nhằm xác lập luận cứ khoa học cho việc xây dựng quy hoạch, hoạch định, hoàn thiện chính sách phát triển, quản lý, khai thác nguồn lợi tự nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế bền vững.

Trong lĩnh vực Khoa học công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ định hướng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị nhằm nâng cao chất lượng quản lý đô thị, tạo bước đột phá trong thay đổi phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền đô thị; Nghiên cứu công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và internet kết nối vạn vật IoT xây dựng hệ thống dự báo, giám sát tình trạng ngập lụt, hoạt động của các trạm bơm nhằm nâng cao năng lực thoát nước trong mùa mưa của thành phố Bắc Giang; Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng 5G, tập trung vào các lĩnh vực bưu chính điện tử, kinh tế số, chính quyền số, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn, camera thông minh...

Phát triển kinh tế số; Xây dựng hệ thống quản lý điều hành thông tin trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân sách nhà nước đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, chính xác, kịp thời, hỗ trợ đắc lực công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành của tỉnh; Phát triển các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch, tài chính,… theo hướng chuẩn hóa, tích hợp thuận tiện với các ứng dụng có sẵn và có thể kết nối liên thông với các ứng dụng.  Phát triển các hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu dùng chung; giải pháp kỹ thuật kết nối liên thông các hệ thống thông tin, chia sẻ, sử dụng các CSDL 3 dùng chung để thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, giải pháp về bảo mật, an toàn dữ liệu, thông tin và an ninh mạng.

Phát triển công nghệ vật liệu mới ứng dụng vật liệu tiên tiến, công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng và các lĩnh vực khác; Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như công nghiệp dệt may, cơ khí, điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản, hóa chất, vật liệu xây dựng…; Phát triển và ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ cao vào sản xuất; Nghiên cứu tiếp cận công nghệ và đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ thích hợp phục vụ phát triển các ngành mũi nhọn của tỉnh, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trong nước và xuất khẩu.

Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp được khuyến khích triển khai trong thời gian tới. Ảnh: MN. 

Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các biện pháp sử dụng năng lượng hợp lý và tiết kiệm, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, rác thải nông thôn, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải khu công nghiệp, môi trường đô thị; Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên môi trường; Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ sinh học vào các lĩnh vực của đời sống. 

Đáng chú ý, trong lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường: Sở KH&CN tỉnh định hướng các đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực chọn tạo, bảo tồn giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao, ưu tiên các giống cây con bản địa đặc trưng có tiềm năng, lợi thế địa phương; Ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán, phòng trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi, xử lý phế phụ phẩm, môi trường canh tác phục vụ sản xuất xanh, sạch, thân thiện với môi trường sinh thái.

Nghiên cứu ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phục vụ theo dõi, giám sát dịch hại cây trồng, vật nuôi, môi trường canh tác (sử dụng thiết bị bay không người lái, định vị vệ tinh kết nối trung tâm dữ liệu để theo dõi diễn biến rừng, phòng chống, cảnh báo cháy rừng, khoanh vẽ, đánh dấu bản đồ trong lâm nghiệp, phun thuốc, gieo hạt trong trồng…; Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống cảm biến có kết nối phục vụ quản lý, truy xuất nguồn gốc nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị, ưu tiên các sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong cấp, quản lý mã số vùng sản xuất, chứng chỉ rừng bền vững phục vụ xuất khẩu nông lâm sản và thương mại hóa tín chỉ phát thải khí nhà kính; Ứng dụng công nghệ trong quan trắc, dự báo thời tiết phục vụ sản xuất, quan trắc cảnh báo tình hình thiên tai, bão lũ; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Lập bản đồ quy hoạch vùng bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế cao; Nghiên cứu tác động của điều kiện khí tượng, thổ những và thảm phủ đến tài nguyên nước và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý, hiệu quả ở tỉnh Bắc Giang; Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn lập bản đồ cảnh báo thiên tai do nước gây ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang... 

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn ưu tiên và tập trung nguồn lực cho phát triển khoa học công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Trong hoạt động quản lý nhà nước, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ được tỉnh Bắc Giang ban hành đã và đang phát huy hiệu quả như: Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, chuyển đổi số, sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường khoa học công nghệ; hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Qua đó, tạo điều kiện cho khoa học công nghệ đổi mới mạnh mẽ và ngày càng hiệu quả, góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh.

Quy hoạch tỉnh  Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch xác định: "Phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu xuyên suốt, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đưa khoa học công nghệ, kinh tế tri thức và chuyển đổi số toàn diện trở thành nhân tố đóng góp chủ yếu cho nâng cao chất lượng tăng trưởng".

 

 

Đào Minh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline