Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Nghiên cứu, ứng dụng giải pháp sinh học trong cải tạo đất trồng chè

Thứ bảy, 30/03/2024 07:03

TMO - Công nghệ SOFIX góp phần chẩn đoán độ phì nhiêu của đất, hài hoà chất hữu cơ, thân thiện với môi trường. Với những hiệu quả đó, tỉnh Thái Nguyên đã lên kế hoạch ứng dụng công nghệ sinh học SOFIX trên một số diện tích trồng chè trên địa bàn tỉnh.

Thông tin từ UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, năm 2023 toàn tỉnh có trên 22 nghìn ha chè, trong đó diện tích chè cho sản lượng đạt 20,9 nghìn ha. Cùng với chuyển đổi cơ cấu giống, các địa phương trong tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh sản xuất, chế biến chè an toàn VietGAP theo hướng hữu cơ nâng cao chất lượng sản phẩm.

Với điều kiện về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu tại Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển cây chè. Địa phương này có nhiều sản phẩm chè nổi tiếng thơm ngon. Để tiếp tục nâng cao giá trị, chất lượng cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm chè trên thị trường, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao trong quá trình chăm sóc và chế biến chè.

Cụ thể, trong thời gian vừa qua, tại một số HTX trên địa bàn xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên), Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên phối hợp với Đoàn đại diện KH&CN Việt Nam tại Osaka Nhật Bản tổ chức chương trình khảo sát và giới thiệu giải pháp sinh học SOFIX (Soil Fertile Index) trong cải tạo đất trồng chè. 

Theo đó, công nghệ SOFIX có nguyên lý sử dụng tuần hoàn các hợp chất hữu cơ và sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ để hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Có thể hiểu, SOFIX là công nghệ hài hòa vật chất hữu cơ và vi sinh vật, thân thiện với môi trường, SOFIX còn giúp chẩn đoán độ phì nhiêu của đất dựa trên số lượng vi sinh vật. Công nghệ này đã được triển khai hiệu quả ở Nhật Bản, áp dụng trên nhiều loại cây trồng.

Việc canh tác hữu cơ theo công nghệ sinh học SOFIX cho năng suất tương đương hoặc cao hơn phương pháp canh tác hóa học. Do giảm được lượng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học trong quá trình chăm sóc cây trồng nên phương pháp SOFIX giúp giảm chi phí sản xuất từ 20 - 30%, đồng thời, chất lượng nông sản cũng tăng lên.

Trong bối cảnh nền nông nghiệp hữu cơ vẫn chưa có một phương pháp phân tích vi sinh đất toàn diện, canh tác vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và trực giác nên gặp nhiều khó khăn để đạt được năng suất ổn định. Công nghệ SOFIX giúp chẩn đoán tính chất vi sinh trên cơ sở khoa học kết hợp tính chất hóa học và vật lý của đất. Đây là công nghệ đánh giá đất dựa trên vi sinh đầu tiên trên thế giới nhằm nâng cao mức sản sinh đất và nâng cao năng suất trong nông nghiệp hữu cơ.

Tỉnh Thái Nguyên dự kiến sẽ áp dụng công nghệ sinh học SOFIX trên một số diện tích chè của tỉnh. (Ảnh minh hoạ).

Từ những hiệu quả mà công nghệ sinh học SOFIX mang lại, đại diện các sở, ngành liên quan của tỉnh Thái Nguyên cho biết sẽ xây dựng kế hoạch thử nghiệm công nghệ sinh học SOFIX trên một số diện tích trồng chè, từ đó đưa ra đánh giá cụ thể và có định hướng trong cải thiện đất trồng chè trên địa bàn tỉnh, nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng chè và tăng tính cạnh tranh quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực KH&CN nói riêng, nhất là việc phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng của tỉnh Thái Nguyên đã từng bước chuyển dịch theo hướng nâng cao tính ứng dụng, hiệu quả trong thực tế. Thông qua các hội nghị, hội chợ triển lãm công nghệ gắn với yêu cầu thực tiễn, các chương trình hợp tác, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại đã được tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh thực hiện. Bên cạnh đó, để hiện đại hoá nông nghiệp sản xuất tỉnh Thái Nguyên còn hỗ trợ máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ; hỗ trợ nông dân liên kết trong các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; cấp mã số vùng trồng; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; xây dựng mô hình sản xuất, chế biến chè an toàn, hữu cơ...

Với những nỗ lực này, tỉnh hướng đến mục tiêu phát triển cây chè theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh. Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2025, diện tích chè đạt 23.500ha, sản lượng chè búp tươi đạt 273 nghìn tấn; giá trị sản phẩm đạt 350 triệu đồng/1ha trồng chè…Việc xây dựng và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Đây cũng là cơ hội để ngành chè nói chung được xuất khẩu, có mặt rộng rãi tại các nước trên trường quốc tế.

 

 

Thu Thuỷ

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline