Hotline: 0941068156

Thứ năm, 26/12/2024 18:12

Tin nóng

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

Thứ năm, 26/12/2024

Nghiên cứu sử dụng thiết bị bay không người lái trong cứu nạn, cứu hộ

Thứ tư, 04/12/2024 06:12

TMO - Ứng dụng máy bay không người lái (drone) trong hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai là giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh lũ lụt, sạt lở đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Máy bay không người lái không chỉ hỗ trợ quan sát, tìm kiếm nạn nhân mà còn giúp cung cấp nhu yếu phẩm cho những khu vực bị cô lập không thể tiếp cận.

Trong bối cảnh lũ lụt, sạt lở nghiêm trọng đang diễn ra tại một số tỉnh, thành phố, công nghệ hiện đại đang được tận dụng một cách hiệu quả để hỗ trợ công tác cứu trợ và thông tin cho người dân vùng bị ảnh hưởng.

Trước thực tế đó, UBND TP. HCM đã có chỉ đạo về việc chủ động đảm bảo thông tin, liên lạc thường xuyên, an toàn, tin cậy, hiệu quả phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành về công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn. Đáng chú ý, TP. HCM nghiên cứu sử dụng các thiết bị bay không người lái trong phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.

Theo đó, UBND TP. HCM yêu cầu Sở Thông tin-Truyền thông (TT-TT) chịu trách nhiệm đảm bảo sử dụng Hệ thống tổng đài khẩn cấp liên thông 113 - 114 - 115 và phòng, chống thiên tai phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ tại TP. HCM. Công an TP tiếp tục triển khai, sử dụng hiệu quả ứng dụng Help 114 trong công tác phòng cháy, chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP (Sở NN&PTNT) tiếp tục triển khai, duy trì thực hiện hiệu quả các công tác thông tin, liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn TP (duy trì đường truyền phòng họp trực tuyến Metronet; hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh (Vinaphone-S) phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn TP.HCM.

Bên cạnh đó ứng dụng (APP) Phòng chống thiên tai TP; cơ sở dữ liệu về phòng chống thiên tai trên địa bàn TP). Sở TT-TT phối hợp Trung tâm Chuyển đổi số TP, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP (Bộ Tư lệnh TP), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP, UBND TP.Thủ Đức và các quận - huyện nghiên cứu, đề xuất trình UBND TP về việc nâng cấp hạ tầng số, hệ thống thông tin liên lạc để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm đồng bộ, kịp thời, hiệu quả, phù hợp với các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.

Trung tâm Chuyển đổi số TP chủ trì, phối hợp Công an TP, Sở TT-TT, Bộ Tư lệnh TP, Sở TN-MT, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP tham mưu UBND TP giải pháp tích hợp các ứng dụng phục vụ hệ thống thông tin, liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành về công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn TP trong nền tảng dữ liệu dùng chung của TP.

Bộ Tư lệnh TP chủ trì, phối hợp Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP (Sở NN-PTNT) nghiên cứu sử dụng các thiết bị bay không người lái sẵn có hoặc từng bước trang bị để phục vụ quan trắc, giám sát sạt lở, ngập lụt… bảo đảm thiết thực, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức quản lý, vận hành theo quy định. Trường hợp cần thiết, báo cáo, đề xuất UBND TP hoặc cấp thẩm quyền xem xét kịp thời chỉ đạo.

Đặc biệt, HĐND TP.HCM đã thông qua Nghị quyết quy định các tiêu chí, lĩnh vực, nội dung hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát giải pháp công nghệ mới trong phạm vi khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn TP. Theo nghị quyết, TP.HCM đưa ra các tiêu chí và thông số kỹ thuật cụ thể cho máy bay không người lái và xe tự hành tham gia thử nghiệm.

Máy bay không người lái được phép bay với tốc độ tối đa 100km/h, sải cánh tối đa 1,57m, chiều cao tối đa 71,5cm, trọng lượng cất cánh tối đa 70kg, độ cao bay tối đa không quá 200m. Xe tự hành được phép chạy với tốc độ tối đa 20km/h, điều khiển từ xa phải hiển thị đầy đủ thông tin hành trình. Cả hai loại phương tiện này được phép thử nghiệm trong khung giờ 7 - 17 giờ hằng ngày, trong điều kiện thời tiết không mưa hoặc mưa nhẹ, gió không quá 10m/s.

Việc cho phép thử nghiệm máy bay không người lái và xe tự hành ở TP.HCM là động lực mạnh mẽ cho phát triển công nghệ trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh, trật tự, cứu nạn, cứu hộ, phòng cháy, chữa cháy, logistics, vận tải hành khách, nông nghiệp công nghệ cao đến môi trường.

Trong những tình huống thiên tai như động đất, lũ lụt hay bão, việc tìm kiếm cứu nạn trở nên vô cùng cấp bách. Máy bay không người lái giúp tìm kiếm cứu nạn có khả năng bay vào những khu vực bị cô lập, nơi mà con người khó tiếp cận. Với khả năng bay cao và trang bị camera nhiệt, máy bay không người lái có thể phát hiện người bị nạn thông qua nhiệt độ cơ thể, giúp lực lượng cứu hộ xác định vị trí một cách nhanh chóng và chính xác.

Phun khử khuẩn môi trường sau lũ lụt bằng máy bay không người lái tại khu vực Làng Nủ (tỉnh Lào Cai). (Ảnh: LP). 

Đơn cử như ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão tại các tỉnh miền Bắc đã gây thiệt hại nặng nề cho nhà nước và nhân dân. Ước tính sơ bộ, thiệt hại về tài sản do bão gây ra khoảng 81.500 tỷ đồng. Bão đã gây ra tình trạng mất điện, mất nước, mất thông tin liên lạc trên diện rộng cùng lúc, khiến công tác thông tin, liên lạc, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn càng trở nên khó khăn, nặng nề và thách thức hơn.

Để kịp thời cứu nạn cứu hộ, các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã sử dụng máy bay không người lái nhằm hỗ trợ công tác cứu hộ, tiếp tế nhu yếu phẩm cho bà con. Đội bay máy bay không người lái đã thực hiện 130 chuyến bay tính cả những chuyến bay khảo sát và vận chuyển nhu yếu phẩm với tổng quãng đường bay hơn 200km, vận chuyển hơn 1,5 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm tới người dân bị ảnh hưởng. Tại tỉnh Lào Cai, máy bay không người lái cũng được sử dụng để phun khử khuẩn, vệ sinh môi trường tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ quét, sạt lở đất…

Máy bay không người lái hiện nay trở thành một công cụ mạnh mẽ để cứu sống và cải thiện các nỗ lực ứng phó, cứu hộ cứu nạn trước thảm họa thiên nhiên. Với khả năng cung cấp thông tin chi tiết quan trọng trên không, cung cấp các nhu yếu phẩm thiết yếu và tạo điều kiện đánh giá thiệt hại nhanh chóng của chúng đã góp phần quan trọng, hiệu quả trong việc cách mạng hóa hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

 

Đức Quảng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline