Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 05:11
Thứ sáu, 30/06/2023 03:06
TMO - Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, phát triển công nghệ năng lượng tiên tiến gắn liền với bảo vệ môi trường đang là xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để hướng tới xây dựng một nền kinh tế “xanh và hiện đại".
Cụ thể, việc phát triển các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo, song hành với các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu nguồn năng lượng, qua đó góp phần từng bước giải quyết bài toán nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng của Việt Nam; giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng, phân tán rủi ro, tăng cường và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Phát triển các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo, song hành với các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu nguồn năng lượng, qua đó góp phần từng bước giải quyết bài toán nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng của Việt Nam; giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng, phân tán rủi ro, tăng cường và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định này và các quy định khác của pháp luật liên quan để định hướng, ưu tiên bố trí nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ năng lượng và môi trường.
Tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, trong đó có công nghiệp năng lượng; khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thiết bị năng lượng sạch, tái tạo, hệ thống pin lưu trữ, công nghệ và sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, định hướng phát triển ngành công nghệ năng lượng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp có chứng nhận công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất pin, tấm pin năng lượng mặt trời... được hưởng những ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng ban hành nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, tập trung làm chủ công nghệ mới về năng lượng như hydro, lưu trữ carbon, pin...
Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển hệ thống chiếu sáng đô thị là giải pháp tối ưu cho sử dụng năng lượng tiết kiệm, giảm thải, phát triển bền vững (Ảnh minh họa).
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, chuyển dịch năng lượng là ưu tiên hàng đầu vì liên quan đến việc cấp điện cho Hà Nội. Để việc cấp điện được bảo đảm phải có những tiêu chí, mục tiêu cụ thể. Khi Trung ương có Nghị quyết 55 liên quan đến các quy hoạch ngành năng lượng, quy hoạch điện, Sở Công Thương cũng đã tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố ban hành các kế hoạch, chương trình, đề án để triển khai ngay sau khi các chủ trương được ban hành.
Để đảm bảo điện, Hà Nội sử dụng năng lượng chiếm hơn 10% toàn quốc nên rất dễ dẫn đến tình trạng phụ tải điện nhiều quá mức. Để giải quyết vấn đề này, biện pháp tối ưu nhất vẫn là tìm ra cách sử dụng điện tiết kiệm, bảo đảm môi trường xanh.
Hà Nội cũng đang thực hiện các dự án về điện rác như dự án điện rác Sóc Sơn, Dự án rác thải Seraphin và hiện đang quy hoạch để có 2 nhà máy điện rác nữa ở phía nam Thành phố, với mục tiêu xử lý hết lượng rác thải gần 4.000 tấn/ngày đêm cho toàn Hà Nội. Bên cạnh đó, tổ chức nhiều sự kiện, chương trình liên quan đến doanh nghiệp, người dân như chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, chương trình sử dụng năng lượng sạch hơn, chương trình hạn chế sử dụng túi nilon trong thương mại và tiêu dùng…
Thành phố Hà Nội đã triển khai các giải pháp công nghệ phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tính đến hết năm 2022, Hà Nội có trên 1.200 các giải pháp kỹ thuật tiêu biểu đang được doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng đổi mới quy trình vận hành sản xuất, đầu tư trang, thiết bị công nghệ nhằm sử dụng hiệu quả các tài nguyên, giảm phát thải, giảm chi phí về năng lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hướng tới xây dựng một nền kinh tế "xanh" và hiện đại
Trong khuôn khổ Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023 vừa được tổ chức, các chuyên gia đề xuất, Việt Nam cần đẩy mạnh triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ môi trường. Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, Việt Nam cần hình thành và phát triển thị trường công nghệ năng lượng tái tạo, tạo sự bình đẳng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ năng lượng tái tạo.
PV
Bình luận