Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 18:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Nghiên cứu giống mới nâng cao giá trị cây chè

Thứ sáu, 15/03/2024 07:03

TMO - Việc nghiên cứu, lựa chọn ra những giống chè mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Việt Nam góp phần tăng năng suất, sản lượng chè, mở rộng diện tích vùng trồng chè tập trung trên cả nước. 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có 120 nghìn ha diện tích trồng chè, có 257 doanh nghiệp chế biến chè quy mô công nghiệp, tổng công suất theo thiết kế 5,2 nghìn tấn búp tươi/ngày, sử dụng 220 nghìn lao động sản xuất ra gần 200 nghìn tấn sản phẩm mỗi năm. Cây chè được phát triển chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc với khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước; kế đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7,0% và khu vực Đồng bằng Bắc Bộ 4,0%. Một số địa phương có diện tích chè lớn, như: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha)…

Việt Nam có đa dạng giống chè, theo thống kê có đến 170 giống chè các loại bảo đảm chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng, như: Chè Shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14… và các giống chè nhập nội, như: PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân... Trong đó, chè Shan là giống chè quý, được phát triển lâu đời tại một số địa phương khu vực phía Bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên… với khoảng hơn 24% tổng diện tích trồng chè cả nước.

Ngày 30/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, riêng với cây chè, tập trung chuyển đổi cơ cấu giống chè mới đến năm 2025 có khoảng 70% diện tích chè giống mới, nâng cơ cấu giống cho sản xuất chè xanh chất lượng cao khoảng 50%, chè Olong và các loại chè chất lượng cao khác khoảng 20%.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng thành phẩm từ chè, đồng thời nâng cao sản lượng chè, hạn chế sâu bệnh gây hại, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè thuộc Viện Khoa học kĩ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) đã nghiên cứu, phát triển các giống chè mới, đáp ứng nhu cầu của người trồng chè về cây giống.

Các giống chè mới tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với thổ nhưỡng đất của nhiều vùng sản xuất. (Ảnh minh hoạ).

Đây cũng là cơ quan nghiên cứu, phát triển giống chè mới duy nhất trên cả nước. Đến nay, diện tích chè giống mới đạt hơn 60% diện tích chè toàn quốc, chủ yếu sử dụng các giống do nhiều thế hệ cán bộ Viện nghiên cứu lai tạo thành công. Các giống chè mới góp phần mở rộng diện tích trồng chè, thích ứng được với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của nhiều vùng, địa phương.

Việt Nam có hai giống chè bản địa là chè Shan và chè Trung Du. Chè Shan nguyên bản được trồng ở các vùng chè cổ thụ trên núi cao, hiện tại những rừng chè Shan Tuyết hàng trăm năm tuổi vẫn cho sản phẩm có nhiều đặc tính quý và là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất chè sạch, chè đặc sản, cũng như các sản phẩm chè chế biến có giá trị gia tăng cao. Còn chè Trung Du giống cũ có lợi thế phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam có sức sống cao.

Hai giống chè này thường được chọn là bố mẹ trong các tổ hợp lai tạo có tỷ lệ thành công lớn, con lai được tạo ra có nhiều đặc tính quý, trở thành các giống chè mới thay thế dần những giống chè cũ năng suất và chất lượng thấp. Nhờ vậy, bên cạnh các địa phương đã có thế mạnh trồng chè truyền thống thì ngày nay, các giống chè mới đã được mở rộng trồng tại các địa bàn như Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An…

Từ giống chè shan Cù Dề Phùng và giống chè Trung Du, các nhà nghiên cứu NOMAFSI đã lai tạo ra giống chè LCT1, giống chè LCT1 thích hợp để làm chè xanh truyền thống. Búp chè sau chế biến thành trà cho ngoại hình đẹp, vị chát đậm dịu và hậu ngọt, thơm hương cốm nên rất được ưa chuộng. Phần lớn diện tích chè tại Thái Nguyên đang sử dụng giống chè mới thay cho giống Trung Du nguyên bản. Đặc biệt, dù trồng ở vùng đất nào thì cây chè cũng đều giữ được vị ngậy như trồng tại Thái Nguyên, nhất là chè vụ Xuân.

Bên cạnh giống Trung Du, các giống có nguồn gốc chè Shan như PH12, PH14, TC4... cũng rất phù hợp để chế biến chè đen cao cấp, Hồng trà hay trà Phổ Nhĩ. Sau khi nhân giống, lai tạo, cây chè vẫn giữ nguyên được đặc trưng hình thái và nội chất tannin trên 30% của cây chè nguyên bản, trong điều kiện biến đổi khí hậy cây chè vẫn cho năng suất và chât lượng ổn định. Đặc biệt, lớp lông tuyết trắng đặc trưng vẫn dày và dài, rất phù hợp để làm Bạch trà và Ngân kim cao cấp. Cùng với chất lượng tốt, giống PH14 cho năng suất cao (20 – 30 tấn/ha) nên rất có triển vọng làm trà thương phẩm. Hiện nay, nhiều tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Điện Biên đã đưa vào sản xuất đại trà, xây dựng thương hiệu chè đặc sản, chè hữu cơ cho địa phương.

Ngoài ra còn có các loại giống định hướng chính cho ản phẩm chè đen gồm PH276, PH22, với năng suất và chất lượng vượt trội hơn giống phổ biến chế biến chè đen hiện nay (như PH1, LDP2). Nhóm giống cho chế biến chè xanh đặc sản, PH14, LP18, TC4, LCT1, PH21, Hương Bắc Sơn, VN15 với nội chất tốt. Đặc biệt, giống chè VN15 có chất lượng rất tốt, chế biến được một số sản phẩm chè xanh chất lượng cao.

Việc nghiên cứu, lai tạo ra các giống chè mới của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) là giải pháp quan trọng, góp phần xây dựng nguồn giống thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu, mở rộng diện tích trồng chè, thúc đẩy sự liên kết và hình thành các chuỗi giá trị bền vững, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế và điều kiện sống an toàn cho người nông dân.

 

 

Hoàng Oanh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline