Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 09:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Nghiên cứu, chế tạo máy tự động gieo hạt, bón phân cho lúa

Thứ tư, 12/06/2024 14:06

TMO - Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp góp phần tiết kiệm chi phí, giảm sức lao động cho người nông dân. Trước thực tế đó, PGS.TS Vũ Ngọc Ánh - Trường Đại học Bách khoa TP. HCM đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy tự động gieo hạt, bón phân cho cây lúa (máy Airboots).

Trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, người dân đã đẩy mạnh việc ứng dụng cơ giới hoá vào quá trình sản xuất nông nghiệp nhiều hơn. Do đó, thời gian qua, nhiều cá nhân trên cả nước đã mạnh dạn bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo các loại máy móc tự động để phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cũng như sức lao động cho người nông dân. Đặc biệt là hỗ trợ quá trình canh tác, gieo hạt nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Tiêu biểu trong số đó có PGS.TS Vũ Ngọc Ánh cùng cộng sự thuộc trường Đại học Bách khoa TP.HCM đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy nông nghiệp Airboots - máy đi trên ruộng có thể gieo hạt, phun thuốc, bón phân cho cây lúa với năng suất trung bình đạt 4ha/giờ.

Trước đó PGS.TS Vũ Ngọc Ánh và các cộng sự đã dành 2 năm thiết kế và kiểm tra khả năng vận hành máy chăm sóc lúa đa năng với khả năng gieo hạt, phun thuốc, bón phân. Máy sử dụng nhiều phao nhỏ hoạt động như máng trượt để di chuyển trên ruộng lúa dễ dàng. Airboots hoạt động không cần chừa đường kênh nước mà máy vẫn có thể di chuyển và không gây hư hại cây lúa.

Khi không tải, máy có trọng lượng khoảng 15 kg, sử dụng động cơ điện công suất khoảng 3.000 W, với pin hoạt động liên tục trong khoảng một giờ. Năng lượng cung cấp cho hai động cơ cánh quạt giúp máy di chuyển trên ruộng, tốc độ trung bình 2m/s. Sản phẩm có khả năng mang tải gấp 3 lần so với máy bay không người lái đồng thời chi phí giảm đi 3 lần so với máy bay không người lái. Máy có thể phát triển thêm thành các module để tăng khả năng mang tải theo nhu cầu sử dụng.

Máy nông nghiệp Airboots gieo hạt, phun thuốc, bón phân cho cây lúa sử dụng đa chong chóng đẩy. Máy là một thế hệ mới của xe nông nghiệp có trọng lượng siêu nhẹ, dựa trên nguyên lý tận dụng lực Archimedes, cho phép cỗ máy nổi trên mặt ruộng, trong khi được đẩy bởi hệ thống cánh quạt.

Máy chăm sóc lúa đa năng giúp tự động gieo hạt, bón phân cho lúa. Ảnh: NVCC. 

Máy được thiết kế phía dưới thùng chứa có hệ thống rải hạt li tâm và điều khiển tự động với GPS. Hệ thống điều khiển được tích hợp vào máy để tự động vận hành trên ruộng, thực hiện các tác vụ được lập trình sẵn có thể dễ dàng quản lý thông qua điện thoại thông minh.

Theo nhóm nghiên cứu, chế tạo máy chăm sóc lúa đa năng cho biết, sản phẩm có thể đạt năng suất trung bình 4 ha mỗi giờ, tương đương thay thế 10 công lao động. Ngoài cây lúa, Airboots có thể sử dụng các cây trồng theo luống, hàng như lúa mì, bắp, mía, khoai tây, đậu nành, rau... Máy hoạt động trên mặt đất, không cần xin phép bay như máy bay không người lái.

Sản phẩm máy chăm sóc lúa đa năng đã được nhóm đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2023 và đã được chấp nhận đơn. Cùng với đó Máy nông nghiệp Airboots của PGS.TS Vũ Ngọc Ánh và các cộng sự đã giành giải nhì trị giá 50 triệu đồng tại cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo.

Những năm qua, việc nghiên cứu, phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên cả nước có nhiều đột phá, nhiều loại trang thiết bị máy nông nghiệp đã được nghiên cứu sáng tạo thành công đưa vào sản xuất thực tế, tỷ lệ cơ giới sản xuất tăng nhanh trong một số khâu. Cụ thể, lĩnh vực trồng trọt, số lượng máy nông nghiệp khá nhiều, đa dạng về chủng loại, đáp ứng yêu cầu hầu hết các khâu trước, trong và sau thu hoạch.

Nhằm thúc đẩy cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thời gian tới các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp máy móc, thiết bị cơ giới hóa; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao máy móc sản xuất nông nghiệp. Trong đó, trọng tâm là tạo mối liên kết giữa các cơ quan, cá nhân nghiên cứu với doanh nghiệp để nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ giới hoá nông nghiệp. Đồng thời, phát triển công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, công nghệ do người dân, các nhà nghiên cứu trong nước sản xuất. Từ đó thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

 

 

Tuấn Anh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline