Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 04/05/2025 12:05

Tin nóng

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Chủ nhật, 04/05/2025

Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây chanh rừng tại Lạng Sơn

Thứ năm, 27/02/2025 13:02

TMO - Với mục đích bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Chanh rừng Lạng Sơn có năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, Viện Nghiên cứu Rau quả đã triển khai đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Chanh rừng tại Lạng Sơn”.

Chanh rừng là loài cây bản địa đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn, có khả năng chịu lạnh tốt và chịu sương muối cao, mọc tự nhiên trên sườn đồi, những thượng nguồn các khe suối, lạch nước nhỏ, sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng Núi Mẫu Sơn. Năm 2019, Chanh rừng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. 

Chanh rừng đã trở thành một loại hàng hóa, một sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng núi cao Mẫu Sơn, sản phẩm ô mai chanh rừng đã được cấp giấy chứng nhận đạt hạng 3 sao cấp tỉnh và được ưa chuộng trên thị trường. Chanh rừng được xác định là loài cây cần được bảo tồn lâu dài, đầu tư khai thác và phát triển một cách hiệu quả, bền vững để phục vụ phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc Dao tại vùng núi Mẫu Sơn.

Tuy nhiên thực trạng sản xuất chanh rừng còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm quả còn rất khan hiếm, chưa đủ cung cấp cho thị trường. Cây chanh rừng sau nhiều năm trồng đã già cỗi, giống thoái hóa, năng suất thấp, chất lượng suy giảm; chưa có nguồn cây giống chuẩn, sạch bệnh cung cấp cho người dân trồng, phát triển mở rộng diện tích. Để khắc phục tình trạng này, Viện Nghiên cứu Rau quả đã triển khai đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Chanh rừng tại Lạng Sơn”.

Loài chanh rừng Lạng Sơn được nghiên cứu để bảo tồn, phát triển nguồn gen. 

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã điều tra thực trạng sản xuất, giá trị nguồn gen và đánh giá đặc điểm nông sinh học của cây Chanh rừng Lạng Sơn tại khu vực núi Mẫu Sơn. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống Chanh rừng Lạng Sơn. Qua đó, tuyển chọn được 15 cây Chanh rừng ưu tú làm vật liệu cho sản xuất cây con giống phục vụ khai thác và phát triển nguồn gen. Địa chỉ nguồn giống ở thôn Bó Pằm, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Qua nghiên cứu, xây dựng Quy trình nhân giống chanh rừng Lạng Sơn: Ghép chanh rừng trên gốc bưởi chua, thời vụ ghép tháng 6 thích hợp nhất cho tỷ lệ bật mầm cao nhất 95,3 - 97,3; tỷ lệ xuất vườn cao nhất đạt 68,7 - 70,3%.  Xây dựng Quy trình trồng, thâm canh giống Chanh rừng phù hợp với điều kiện sinh thái của Lạng Sơn với các kỹ thuật phù hợp, năng suất tăng so với trước khi chăm sóc. Xây dựng mô hình nhân giống bằng phương pháp ghép nêm đoạn cành, gốc ghép là cây bưởi chua, tạo được 1.030 cây con giống chanh rừng phục vụ công tác trồng mới.

Đồng thời, xây dựng 1,0 ha (500 cây) mô hình trồng mới giống chanh rừng Lạng Sơn tại xã Mẫu Sơn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Mô hình trồng mới tỷ lệ sống đạt 95,6%. Ngoài ra đề tài trồng mở rộng diện tích vượt kế hoạch 2,67 ha (tương ứng 1.335 cây). xây dựng 1,0 ha (500 cây) mô hình thâm canh, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp vào sản xuất. Mô hình thâm canh năng suất đạt 25,4 kg/cây (tương đương 12,7 tấn/ha), năng suất tăng 63,8%, lãi thuần đạt 228,81 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng 53,82% so với mô hình canh tác truyền thống, ít đầu tư của đồng bào người Dao hiện vẫn đang áp dụng.

Xây dựng 01 bộ tài liệu và tổ chức tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Chanh rừng Lạng Sơn Tổ chức tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Chanh rừng Lạng Sơn cho người dân tại xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Ngoài việc triển khai nội dung lý thuyết chung trên lớp học viên sẽ được hướng dẫn các kỹ thuật cơ bản như: cắt tỉa, bón phân,... tại thực địa, kết hợp với việc thăm quan các thí nghiệm, mô hình.

 

 

Hồng Hà 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline