Hotline: 0941068156

Thứ tư, 14/05/2025 07:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ tư, 14/05/2025

Nghệ An nâng cao năng lực ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai

Thứ tư, 23/04/2025 12:04

TMO - Năm 2024, thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ước tính tổng thiệt hại kinh tế hơn 486 tỷ đồng.

Năm 2024, tỉnh Nghệ An đối mặt với tình hình thiên tai diễn biến phức tạp với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như: 16 đợt không khí lạnh, 2 đợt rét đậm, rét hại, 11 đợt nắng nóng gay gắt, 36 đợt lốc, sét, mưa đá và mưa lớn, 3 đợt mưa lớn diện rộng do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, số 4 và mưa lớn cuối tháng 9…

Thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng về người (7 người chết, 2 người bị thương), nhà cửa (74 nhà sập, hơn 2.000 nhà tốc mái) và sản xuất nông nghiệp - hạ tầng với tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 486 tỷ đồng. Ngoài ra, có 31 vụ tai nạn, sự cố trên biển làm 15 người chết, 1 người mất tích và gây hư hỏng nhiều phương tiện thủy.

Lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều địa phương trên địa bàn thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn. 

Trước tình hình thiên tai trên địa bàn, chính quyền các địa phương chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, chuẩn bị tốt cả 3 khâu phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả nên đã hạn chế được nhiều thiệt hại về người, tài sản, từng bước xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai.

Thực hiện tốt công tác chuẩn bị, triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai, nhất là công tác tổ chức, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) tỉnh; giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, địa phương, sửa chữa các công trình hư hỏng do thiên tai, công trình ách yếu, công trình duy tu đê để tăng khả năng ứng phó với thiên tai. 

Đặc biệt, phương châm “4 tại chỗ” được triển khai nghiêm túc, giúp địa phương chủ động ứng phó kịp thời, giảm thiểu thiệt hại. Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã được thành lập ở tất cả 412 xã, phường, thị trấn với gần 30.000 thành viên, được tập huấn chuyên sâu.

Các lực lượng PCTT&TKCN phát huy vai trò nòng cốt, ứng phó kịp thời; lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai từng bước được củng cố; công tác tuyên truyền, giáo dục về kiến thức phòng, chống thiên tai đã được triển khai có hiệu quả; công tác dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác hơn đã góp phần hỗ trợ công tác chỉ huy, chỉ đạo phòng chống thiên tai; sự chủ động từ tỉnh đến cấp huyện, xã ngày càng nâng cao. Đến ngày 30/11/2024, tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã xây dựng đội xung kích phòng chống thiên tai, với tổng số gần 30.000 thành viên.

Công tác khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, sinh hoạt được chú trọng, khẩn trương, hiệu quả. Ngay sau khi xảy ra bão, mưa lớn, ngập lụt, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN và UBND các địa phương đã khẩn trương thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, cứu trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men cho người dân vùng bị ảnh hưởng. 

UBND tỉnh đã tận dụng tối đa các nguồn vốn để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai. Ngoài ra, năm 2024, UBND tỉnh đã bố trí được 121,547 tỷ đồng cho công tác phòng chống thiên tai. Tỉnh đã chỉ đạo sửa chữa các tuyến giao thông bị hư hỏng, nhất là ở miền núi; hỗ trợ thu hoạch và ổn định sản xuất nông nghiệp; sửa chữa các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, đê điều, cải thiện vệ sinh môi trường và nước sinh hoạt.

Từ đầu năm 2025 đến nay, tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng 12 đợt không khí lạnh, 3 đợt không khí lạnh tăng cường, 2 trận mưa đá… Theo dự báo, từ tháng 5, nắng nóng có khả năng gia tăng trên toàn tỉnh; dự báo bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó có khoảng 2-3 cơn ảnh hưởng đến Nghệ An, tập trung vào tháng 9, 10.

Nghệ An có 27 xã biên giới đất liền thuộc 6 huyện biên giới (Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Quế Phong) và 28 xã, phường biên giới ven biển thuộc 5 huyện, thị xã khu vực biên giới biển: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thành phố Vinh và thị xã Hoàng Mai). Địa bàn này thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, sự cố như bão, lũ lụt, sạt lở đất, cháy rừng và sự cố trên biển.

Hiện vùng miền núi có 1.363 hộ dân đang sinh sống trong vùng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Trong đó, vùng trọng điểm được xác định tại các địa phương: Các xã Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Tri Lễ (Quế Phong); Nhôn Mai, Mai Sơn, Tam Hợp, Tam Quang (Tương Dương); Nậm Cắn, Tà Cạ, Mường Típ, Mường Ải, Na Ngoi, Nậm Càn, Mỹ Lý, Bắc Lý, Keng Đu, Na Loi, Đoọc Mạy (Kỳ Sơn); Ngọc Lâm, Thanh Đức, Thanh Sơn, Hạnh Lâm, Thanh Thủy (Thanh Chương); Châu Khê, Môn Sơn (Con Cuông); Phúc Sơn (Anh Sơn);…

Trước tình hình trên, tháng 2/2025, UBND tỉnh Nghệ An đã xây dựng Đề án "Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên khu vực biên giới, vùng biển, giai đoạn 2025 - 2030" nhằm tăng cường hiệu quả phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đề án đặt ra mục tiêu, tăng cường năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản, đồng thời, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều này sẽ góp phần đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Theo đó, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2025 – 2027 là 85% người dân khu vực biên giới và ven biển được tuyên truyền về phòng, chống thiên tai. Hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, đảm bảo thông tin kịp thời đến người dân. Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, thành lập các đội thường trực cứu hộ tại huyện, xã. Giai đoạn 2028 – 2030, trang bị đầy đủ phương tiện cứu hộ cho lực lượng nòng cốt. Hoàn thiện các công trình phòng, chống thiên tai như kè chắn sóng, khu neo đậu tàu, thuyền. Di dời các hộ dân sinh sống tại khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Nghệ An cần tiếp tục nâng cao năng lực ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai. 

Theo UBND tỉnh, thiên tai luôn có diễn biến phức tạp, bất ngờ, do đó, trong năm 2025, UBND tỉnh yêu cầu các ban, ngành, địa phương cần sẵn sàng ứng phó với phương châm "Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương hiệu quả, trong đó lấy phòng, tránh là chính".

Các đơn vị tiếp tục xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, ứng dụng các công nghệ hiện đại để dự báo thời tiết, đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai. Tập trung tối đa các nguồn lực để xây dựng hạ tầng cơ sở, nâng cao khả năng chống chịu khi thiên tai xảy ra. Đồng thời, tăng cường công tác diễn tập, tập huấn, không bị động, bất ngờ, cần sẵn sàng phương án vị trí, phương tiện, lực lượng để triển khai sơ tán dân khi có sự cố.

Đầu tư công nghệ trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai để có thể quan sát, chỉ đạo xử lý khi địa bàn bị chia cắt. Tiến hành rà soát những vị trí, khu vực có nguy cơ ảnh hưởng bởi thiên tai để chủ động trong công tác phòng ngừa, sơ tán dân. Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Trung Bộ cũng như các đơn vị liên quan cần nâng cao hơn nữa chất lượng dự báo tình hình thiên tai để các địa phương, đơn vị chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai. Các nhà máy thủy điện cần phối hợp tốt với các địa phương, ban, ngành liên quan trong quá trình thực hiện vận hành, điều tiết theo quy trình, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.../.

 

Lê Trang 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline