Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 13:11

Tin nóng

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 21/11/2024

Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững

Thứ tư, 13/11/2024 12:11

TMO - Hiện nay tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn ra theo hướng cực đoan, khó lường. Do đó, nhằm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, việc thích ứng với BĐKH là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động tiêu cực của BĐKH. Thích ứng với BĐKH và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị và được Đảng ta xác định là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhà nước.

BĐKH đã tác động lên nhiều mặt, đối với nông nghiệp BĐKH hậu gây ra thời tiết cực đoan, mưa lũ, hạn hán và gió bão, gây tổn thất lớn cho nông nghiệp Việt Nam. Nhiệt độ tăng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh, dịch bệnh và vật truyền bệnh trong nông nghiệp. Hay đối với môi trường và hệ sinh thái, BĐKH khiến mực nước biển tăng lên, gây ra sự sụt lún, xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên đất đai ở các vùng ven biển, làm mất mất môi trường sống tự nhiên và ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở những khu vực này…

Đối với địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong những năm gần đây, do diễn biến phức tạp của thời tiết đã khiến ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp luôn đối diện tình trạng được-mất do phải phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết.

Nghiêm trọng nhất là tình trạng hạn hán vào mùa khô và mưa đá, lốc xoáy vào mùa mưa. Đây là những hiện tượng thời tiết nguy hiểm đến đời sống, tính mạng của người dân và gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

Số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk cho thấy, trong 9 tháng năm 2024 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 1 đợt hạn hán, 1 đợt mưa lũ và 7 trận giông, lốc; hư hỏng 75 nhà dân, 5 phòng học tại 2 điểm trường; thiệt hại hơn 29.284ha cây trồng các loại; chết 300 con gia cầm; hư hỏng một số công trình cơ sở hạ tầng khác...; Ước tính tổng thiệt hại hơn 209 tỷ đồng. Trong số các hiện tượng thời tiết cực đoan tác động tiêu cực lên sản xuất và đời sống của người dân Đắk Lắk thì tình trạng hạn hán gây ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp.

Trong mùa khô năm 2024, tổng diện tích cây trồng cần tưới trên địa bàn tỉnh khoảng 433.579ha, bao gồm 65.584ha cây ngắn ngày và 367.995 ha cây lâu năm. Theo thống kê, có hơn 5.000ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng bởi hạn hán và hơn 4000 hộ dân bị thiếu nước trong mùa khô 2024; thiệt hại ước tính hơn 160 tỷ đồng. Cùng với hạn hán, hiện tượng mưa đá, giông, lốc xoáy cũng ngày càng phổ biến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Hiện tượng thời tiết cực đoan này có một phần nguyên nhân từ BĐKH, đe dọa an toàn tính mạng, ảnh hưởng lớn đến tài sản, hoa màu của người dân trên địa bàn. Vào tháng 7/2024, trận giông, lốc xảy ra tại huyện Cư M’gar khiến 200 tấn sầu riêng bị rụng và nhiều công trình, nhà cửa bị hư hỏng; ước tính thiệt hại hơn 13 tỷ đồng. Cũng trong tháng 7, đợt mưa kéo dài nhiều ngày đã gây ngập lụt hơn 1.200ha cây trồng cùng nhiều nhà dân huyện Lắk. Để ứng phó với BĐKH, đặc biệt là tình trạng hạn hán, gây thiệt hại rất nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp công trình và phi công trình.

Vào cao điểm khô hạn, nhiều hồ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bị cạn khô. (Ảnh minh hoạ: NMT). 

Hiện nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có 858 công trình thủy lợi, trong đó, có 619 hồ chứa, 161 đập dâng, 78 trạm bơm. Trong năm 2024, tỉnh Đắk Lắk đã bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp 12 công trình với tổng số vốn gần 56 tỷ đồng. Tuy vậy, hiện vẫn còn hơn 100 công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh có nguy cơ mất an toàn, việc bố trí nguồn vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa những công trình này đang là bài toán lớn đối với tỉnh.

Về các giải pháp phi công trình, theo đơn vị quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk, đơn đã phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tuyên truyền vận động người dân sử dụng nước tưới tiết kiệm, không để thất thoát lãng phí nguồn nước. Bên cạnh đó, từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, chuyển dần thói quen từ tưới truyền thống sang các biện pháp tưới tiết kiệm như phun sương, nhỏ giọt.

Riêng đối với những vùng khan hiếm về nguồn nước, cần thay đổi các giống cây trồng phù hợp, có thể chuyển đổi từ cây lúa sang các cây trồng khác có nhu cầu dùng nước ít hơn, nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tỉnh Đắk Lắk cũng đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với BĐKH.

Theo đó, nhiều giống cây có khả năng chống chịu tốt, cho năng suất cao đã được đầu tư sản xuất, thay thế các giống cây kém hiệu quả, đặc biệt là đối với cây công nghiệp lâu năm. Tính đến hết tháng 9/2024, toàn tỉnh Đắk Lắk có 28.583ha cây hồ tiêu với sản lượng đạt 77.100 tấn, tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2023; cây sầu riêng có 32.785ha với sản lượng đạt 151.112 tấn, tăng 13,17% so với cùng kỳ năm 2023; diện tích cây cao su là 32.174ha, sản lượng đạt 28.918 tấn, tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước đó.

Về chiến lược lâu dài, tháng 3/2024, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND về hành động thích ứng với BĐKH tỉnh Đắk Lắk giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức triển khai các nhiệm vụ để phòng ngừa, giảm thiểu các tổn thương và rủi ro trước những tác động của BĐKH thông qua việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; thúc đẩy lồng ghép thích ứng với BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Đắk Lắk triển khai nhiều dự án nhằm nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương.

Tỉnh Đắk Lắk nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có lượng mưa trong năm khá lớn, tài nguyên đất đai đa dạng với hơn 320.000 ha đất đỏ bazan, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là nơi khởi nguồn các hệ sông suối lớn như sông Sêrêpôk, đầu nguồn sông Ba, có tiềm năng lớn về thủy lợi, thủy điện. Tiềm năng này đã và đang được khai thác để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk và của vùng Tây Nguyên. Do vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với BĐKH là cấp thiết để xây dựng, phát triển Đắk Lắk theo hướng bền vững.

 

 

Nguyễn Thuý

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline