Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/07/2024 23:07

Tin nóng

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Thứ bảy, 27/07/2024

Nâng cao hiệu quả hệ thống đo mưa, cảnh báo lũ tự động

Thứ bảy, 09/12/2023 06:12

TMO - Việc triển khai lắp đặt các trạm đo mưa và tháp cảnh báo lũ tự động giúp cảnh báo sớm, để có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai vừa bàn giao các trạm đo mưa và tháp cảnh báo lũ tự động phục vụ cảnh báo sớm mưa lũ tại cộng đồng năm 2023. Theo đó, trong năm 2023, 80 trạm đo mưa được lắp đặt tại 9 tỉnh Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Đăk Lăk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Hậu Giang, Bạc Liêu và An Giang. 10 tháp cảnh bão lũ đặt tại Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Ninh Thuận.

Tại mỗi địa phương được thụ hưởng trạm đo mưa và tháp cảnh báo lũ, đơn vị thi công đã hướng dẫn sử dụng khai thác dữ liệu đo mưa và tháp báo lũ trên ứng dụng điện thoại cho các cán bộ, xã đơn vị quản lý. Đồng thời, dữ liệu đo mưa cũng được tự động cập nhật và hiển thị lên hệ thống đo mưa của địa phương (tỉnh, thành phố), kết nối về hệ thống dữ liệu Khí tượng Thủy văn và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai. Số liệu từ hệ thống các trạm đo mưa này sẽ góp phần giúp cho ngành khí tượng thủy văn có thêm số liệu tham khảo, phục vụ cho việc phân tích, chạy mô hình đưa ra bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai.

Sau trận lũ lịch sử năm 1999, các tỉnh miền Trung xây dựng các tháp báo lũ bằng bê tông, kẻ vạch đánh dấu mốc các trận lũ lịch sử đã xảy ra. Nhiệm vụ của tháp để cảnh báo cho người dân sống ở khu vực đó sẽ bị ngập sâu như thế nào để khi có lũ lớn người dân chủ động di dời ứng phó; thứ 2 có thể phục vụ xây dựng cốt nền.

Tháp cảnh báo lũ tự động sẽ góp phần giúp địa phương chủ động ứng phó với mưa lũ theo thời gian thực. 

Với công nghệ hiện đại như hiện nay, tháp báo lũ thông minh đã được phát triển. Tháp cao 3 m làm bằng thép không rỉ, thuận tiện di chuyển đến các vị trí, bên ngoài kẻ thước mực nước bằng sơn phản quang, đánh dấu mức lũ lịch sử, phía trên có đèn xoay tự động sử dụng năng lượng mặt trời, phát sáng khi độ sâu ngập lụt vượt ngưỡng. Bên trong tháp gắn cảm biến đo mực nước kết nối với thiết bị datalogger được một công ty Nhật Bản thiết kế riêng cho tháp báo lũ thông minh. Người dân chỉ cần dùng điện thoại là biết ngập bao nhiêu, chính quyền cũng biết mức độ ngập để ứng phó Bên trong tháp gắn cảm biến đo mực nước kết nối với thiết bị datalogger được một công ty Nhật Bản thiết kế riêng cho tháp báo lũ thông minh. Người dân chỉ cần dùng điện thoại là biết ngập bao nhiêu, chính quyền cũng biết mức độ ngập để ứng phó.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt mưa lũ hàng năm, nhất là trong điều kiện diễn biến phức tạp, khó lường của biến đổi khí hậu hiện nay thì việc có các thiết bị cảnh báo là rất cần thiết. Năm 2023 Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã hỗ trợ địa phương 5 trạm đo mưa tự động. Theo đánh giá của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các trạm đo mưa tăng dày lên đã giúp địa phương trong việc theo dõi tình hình mưa các lưu vực, đặc biệt là vận hành hồ chứa trên địa bàn tỉnh. Tương tự, đối với các tháp cảnh báo lũ được áp dụng công nghệ hiện đại kết nối với điện thoại thông minh đã chuyển số liệu trực tiếp mực nước của các khu vực, hỗ trợ địa phương tăng cường năng lực theo dõi, cảnh báo, ứng phó với mưa lũ theo thời gian thực, giảm thiểu các thiệt hại do lũ lụt gây ra cho cộng đồng.

Hiện các tỉnh miền Trung và nhiều nơi trong nước thường xuyên xảy ra mưa lớn, gây lũ lụt và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nên việc theo dõi để biết được chính xác lượng mưa cũng như mực nước lũ rất quan trọng. Việc sử dụng các trạm đo mưa và cảnh báo lũ tự động là cần thiết, nhất là miền Trung và vùng miền núi phía Bắc để người dân cũng như chính quyền biết thông tin dự báo, từ đó chủ động phòng tránh thiên tai

Được biết, từ năm 2016 đến nay, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã vận động tài trợ lắp đặt và đưa vào hoạt động 843 trạm đo mưa và 16 tháp cảnh báo lũ tự động hỗ trợ cộng đồng phòng tránh thiên tai trên địa bàn cả nước, với tổng kinh phí gần 40 tỷ đồng. Qua thực tế cho thấy các trạm đo mưa tự động phát huy hiệu quả rõ rệt trong cảnh báo sớm các nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở đất cho cộng đồng.

 

 

Lê Hương

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline