Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/01/2025 13:01

Tin nóng

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/01/2025

Nâng cao chất lượng dự báo thiên tai nhờ khoa học công nghệ

Thứ sáu, 27/12/2024 06:12

TMO - Tác động của biến đổi khí hậu khiến thiên tai diễn biến ngày càng khó lường, cực đoan. Do đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dự báo thiên tai là hướng đi được các cấp, các ngành và đặc biệt là Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn chú trọng triển khai thực hiện.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thời tiết ngày càng cực đoan, việc dự báo thiên tai trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Công nghệ hiện đại đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp thông tin chính xác và kịp thời về bão, lũ và các hình thái thời tiết cực đoan, từ đó giúp bảo vệ tính mạng và tài sản của con người. Sự phát triển công nghệ không chỉ cải thiện độ chính xác của dự báo mà còn thay đổi cách chúng ta chuẩn bị và ứng phó với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các cấp ngành chủ động ứng phó với thiên tai, Tổng cục Khí tượng Thuỷ Văn đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 là xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo thiên tai hiện đại, có khả năng kết nối trực tiếp với Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương. Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã chủ động thực hiện các dự báo và cảnh báo sớm về những hiện tượng thời tiết cực đoan, từ hiện tượng El Niño, bão, lũ, mưa lớn, nắng nóng, lũ quét, sạt lở đất, triều cường đến động đất, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Trước đó, trong năm 2024, Tổng cục Khí tượng thủy văn đã phát hành các thông tin dự báo và cảnh báo sớm về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Các thông tin này đã được cung cấp kịp thời, chính xác và có ảnh hưởng quan trọng đến công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai của Chính phủ và các cơ quan chức năng. Công tác dự báo và cảnh báo thiên tai hiện nay đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ về công nghệ và quy trình.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác này, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã triển khai các chương trình lớn như cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo thiên tai.

Các bản đồ này cung cấp thông tin chi tiết về các thiên tai như bão, lũ, lũ quét, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất và ngập lụt, giúp các địa phương xây dựng các giải pháp phòng chống thiên tai phù hợp. Để nâng cao độ chính xác và hiệu quả của công tác dự báo, theo Lãnh đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Tổng cục đang tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ vệ tinh vào quá trình quan trắc, giám sát và dự báo. Việc sử dụng các công nghệ này không chỉ giúp nâng cao khả năng phát hiện sớm các hiện tượng thiên tai mà còn giúp cảnh báo sớm hình thái thời tiết.

Qua đó hỗ trợ các cơ quan, địa phương chủ động ứng phó. Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã bắt đầu tăng cường đầu tư vào các trạm quan trắc tự động tại những khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Các chuyên viên khí tượng thủy văn thiết lập sơ đồ cảnh báo sạt lở đất. (Ảnh minh hoạ: T.N). 

Các trạm này sẽ giúp giám sát thường xuyên và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường của thời tiết và thiên tai. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 của Tổng cục Khí tượng thủy văn là xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo thiên tai hiện đại, có khả năng kết nối trực tiếp với Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương.

Hệ thống này sẽ giúp đảm bảo rằng thông tin cảnh báo được truyền đạt nhanh chóng và chính xác đến các cơ quan chức năng và người dân, từ đó có thể thực hiện các biện pháp ứng phó theo đúng cấp độ rủi ro thiên tai. Đồng thời, Tổng cục Khí tượng Thủy văn cũng sẽ tiếp tục triển khai các Đề án và Chương trình như Cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam, và các chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, theo chỉ đạo của Chính phủ.

Những hoạt động này nhằm tạo nền tảng vững chắc cho công tác phòng chống thiên tai trong tương lai. Bên cạnh công tác nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ, việc tăng cường phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng và các tổ chức có liên quan trong việc giám sát và ứng phó với các nguy cơ thiên tai là vô cùng quan trọng. Chính quyền địa phương cần chủ động rà soát các nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất tại địa phương, và cung cấp các thông tin cảnh báo kịp thời cho người dân, giúp họ chuẩn bị tốt hơn trước khi thiên tai xảy ra.

Biến đổi khí hậu đã gây ra những ảnh hưởng hết sức nặng nề đối với thế giới và cả Việt Nam. Để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam cần đẩy nhanh các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính và tích cực tham gia vào các sáng kiến toàn cầu. Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhấn mạnh rằng, biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên tai đang có tần suất và mức độ gia tăng, tạo ra nhiều thách thức lớn đối với phát triển bền vững của các quốc gia.

Vì vậy, khoa học và công nghệ, đặc biệt là công tác dự báo và cảnh báo thiên tai, đóng vai trò then chốt trong việc giảm thiểu các rủi ro thiên tai và bảo vệ môi trường. Việc triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác phòng ngừa, giảm nhẹ tác động của thiên tai, và bảo vệ môi trường cần được đẩy mạnh.

Hệ thống đo mưa tự động được lắp đặt giúp đo lượng mưa chính xác hơn. (Ảnh minh hoạ). 

Trong đó, Đề án phát triển năng lực ứng phó với sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045 là một trong những chương trình quan trọng cần được triển khai nhanh chóng. Với tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp và các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng, việc hiện đại hóa công tác khí tượng thủy văn, nâng cao năng lực dự báo và cảnh báo sớm là rất cần thiết để bảo vệ cộng đồng và nền kinh tế.

Ứng dụng công nghệ trong công tác dự báo, cảnh báo được các địa phương chú trọng thực hiện và đưa ra các giải pháp để dự báo thời tiết, lượng mưa chính xác. Đơn cử như tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, đơn vị này đã sử dụng công nghệ AI trong  dự báo lượng mưa ngày kế tiếp. Giải pháp này dựa trên dữ trên dữ liệu synop, phân tích và khảo sát tính khả thi để thực hiện dự báo lượng mưa ở các trạm tại Việt Nam cho ngày tiếp theo.

Ngoài ra, không thể không kể đến việc sử dụng ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh thiệt hại do bão và vùng lũ lụt. Hình ảnh chụp từ vệ tinh radar thể hiện tính ưu việt trong cung cấp thông tin liên quan đến thiên tai nhờ khả năng chụp xuyên mây, giúp củng cố năng lực giám sát thiên tai.

Cụ thể, các nhà khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã xử lý các hình ảnh vệ tinh radar nhằm đánh giá nhanh thiệt hại tại các khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển bị ảnh hưởng do bão Yagi (bão số 3) và vùng lũ lụt lân cận Hà Nội. Qua đó cũng cho thấy tính ưu việt của ảnh SAR trong cung cấp thông tin liên quan đến thiên tai nhờ khả năng chụp xuyên mây (trong thời gian này ảnh vệ tinh quang học không quan sát được mặt đất).

Để tiếp tục hiện đại hoá công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, trong thời gian tới cần huy động các nguồn lực để đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, và cải thiện hệ thống thu thập dữ liệu nhằm nâng cao khả năng dự báo và cảnh báo sớm. Mặc dù hiện nay, các hệ thống mô hình dự báo thời tiết của Việt Nam đã được nâng cấp hiện đại hơn, với hệ thống đồng hoá số liệu địa phương cho mô hình khu vực độ phân giải cao cho phép nâng cao được khả năng chất lượng dự báo mưa lớn, mưa cực trị. Qua đó tiếp tục nâng cao năng lực dự báo cảnh báo các hệ quả liên quan đến ngập lụt, lũ, lũ quét và sạt lở đất ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn cần đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào dự báo, cảnh báo Khí tượng Thuỷ văn nói chung và thiên tai nói riêng.

 

Ngọc Hà

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline