Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 21:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng

Thứ hai, 24/07/2023 08:07

TMO - Hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch bằng việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa những thương hiệu sản phẩm đặc trưng, độc đáo.  

Mục tiêu, giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh phát triển đa dạng các ngành dịch vụ; trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh Thừa Thiên Huế với thế mạnh là đô thị di sản của Việt Nam cần khai thác, phát huy tốt nhất các giá trị vốn có, lấy du lịch văn hóa di sản làm nòng cốt để xây dựng các sản phẩm du lịch xanh, an toàn, thân thiện cho du khách trong nước và quốc tế. 

Ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng các sản phẩm du lịch quen thuộc với du khách thông qua các tour du lịch gắn liền với Di sản văn hoá Thế giới Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình, du ngoạn trên sông Hương nghe ca Huế, các dịch vụ về đêm tại khu phố đi bộ… Du khách đến Huế được trải nghiệm các hoạt động gắn với cuộc sống người dân bản địa thông qua các sản phẩm du lịch mới như: Du lịch nhà vườn, du lịch đầm phá, du lịch cộng đồng... 

Du lịch di sản là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo nên thương hiệu cho tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Một trong những hoạt động của chuỗi kích cầu du lịch tại Huế là các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tại Khu di sản Ðại nội Huế, phục vụ miễn phí khách tham quan. Theo đó, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đang thực hiện các chương trình: "Lễ đổi gác" (ở sảnh Ngọ Môn); "Âm sắc cung đình và Huế xưa" (tại sân đại triều Ðiện Thái Hòa); "Ca Huế" (tại cung Trường Sanh); và trình diễn trích đoạn tuồng cổ (tại di tích Nhật Thành Lâu)… phục vụ miễn phí du khách tham quan Khu di sản Cố đô Huế. Những sản phẩm dịch vụ đặc trưng và làm mới khu di sản bằng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các hoạt động trưng bày triển lãm... gắn với khu phố đêm Hoàng thành Huế với các sự kiện văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế theo định hướng Festival Huế bốn mùa. 

Theo các nhà nghiên cứu, kho tàng văn hóa ẩm thực Việt Nam có gần 3.000 món ăn thì riêng Huế đã đóng góp đến 1.700 món, trong đó nhiều món ăn Huế trở thành đặc sản nổi tiếng cả trong và ngoài nước.  Mặc dù còn nhiều hạn chế, khó khăn trong xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch đặc trưng Huế, nhưng đã xuất hiện nhiều điểm sáng khi nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên địa bàn chú trọng việc xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Huế đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Gần đây, một số sản phẩm đã được xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, chứng nhận chỉ dẫn địa lý (đúc đồng Huế; nón lá Huế; tôm chua Huế; gạo đỏ Quảng Ðiền; rau má Quảng Thọ; rượu làng Chuồn; gạo thơm Thủy Thanh; dưa hấu Vinh Lộc…) đã góp phần hình thành thương hiệu cho những sản phẩm đặc sản, sản phẩm làng nghề của Huế.

Những năm trở lại đây, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào nhiệm vụ đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ đặc trưng, có đẳng cấp và sức cạnh tranh cao; trong đó, tập trung xây dựng bộ sản phẩm mang thương hiệu Huế, gồm: "Huế-Thành phố lễ hội", "Huế-Kinh đô áo dài" và "Huế-Kinh đô ẩm thực". Xác định tập trung phát triển du lịch di sản làm nòng cốt, làm đặc trưng để xây dựng thương hiệu sản phẩm và điểm đến du lịch. Trọng tâm là tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch cả ngày và đêm ở quần thể Di tích Cố đô Huế (nhất là khu vực Ðại nội); từng bước tái hiện không gian văn hóa cung đình; khai thác sản phẩm văn hóa qua các kỳ Festival Huế như "Lễ hội áo dài", "Ẩm thực cung đình Huế"... và một số sản phẩm đặc sắc khác. 

Nhằm phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Việt Nam đa dạng, đặc sắc, bền vững, có chất lượng và giá trị gia tăng cao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định ban hành Đề án một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm. Thừa Thiên - Huế được chọn là một trong các địa phương xây dựng ít nhất một mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm và dần tiến đến hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, thương hiệu sản phẩm du lịch đêm của Việt Nam. Điều này cho thấy, tiềm năng lớn và sự kỳ vọng về khả năng phát triển các sản phẩm du lịch về đêm tại Thừa Thiên - Huế.

Ngành Du lịch tỉnh tiếp tục khai thác, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, mang dấu ấn riêng biệt của địa phương. 

Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên - Huế đạt khoảng hơn 1,64 triệu lượt trong nửa năm 2023, trong đó khách nội địa đạt khoảng gần hơn 1,073 triệu lượt, khách quốc tế đạt khoảng gần 568.000 lượt. Khách lưu trú khoảng gần 846.000 lượt. Tổng thu từ du lịch 6 tháng ước đạt khoảng gần 3.500 tỷ đồng, tăng 148% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường khách quốc tế lưu trú chiếm tỷ trọng lớn là Thái Lan, Pháp, Úc, Đức, Mỹ, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đài Loan, Malaysia và một số thị trường khác.

Hiện nay ngành du lịch tỉnh này đang đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, truyền thông hình ảnh, sản phẩm du lịch địa phương; tham mưu cho chính quyền các chính sách tạo điều kiện thuận lợi, vận động các doanh nghiệp du lịch địa phương có chính sách giá ưu đãi cho các hãng bay và đơn vị lữ hành đưa khách đến Thừa Thiên Huế; hỗ trợ kết nối và quảng bá cho doanh nghiệp du lịch tỉnh xây dựng các sản phẩm mới, đặc biệt là du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch MICE, du lịch làng nghề truyền thống và du lịch tâm linh để bổ trợ thêm cho du lịch di sản.

Thừa Thiên - Huế cũng đang triển khai  đề án Festival Bốn mùa nhằm thu hút du khách trong nước và quốc tế xuyên suốt cả năm. Đây là điều kiện thuận lợi và cơ hội tốt cho việc tăng chuyến, mở thêm các đường bay mới đi và đến Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh, khẳng định vị thế và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Địa phương này tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, kết nối giao thông thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ, nhất là hệ thống đường ven biển; ưu tiên phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, đẳng cấp quốc tế; hình thành Khu du lịch quốc gia Lăng Cô-Cảnh Dương; khu nước khoáng nóng Thanh Tân; công viên quốc gia đầm phá Tam Giang-Cầu Hai... Cùng với đó là đầu tư hoàn thiện bến cảng chuyên đón tàu du lịch biển tại cảng Chân Mây; nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Bài bảo đảm năng lực, chất lượng phục vụ khách du lịch và người dân; tăng tần suất bay các tuyến Huế-Hà Nội, Huế-TP Hồ Chí Minh; mở mới đường bay từ Huế đi các địa phương trong và ngoài nước...

 

 

Đức Trí 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline