Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 09:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu có thêm 3 Vườn Di sản ASEAN

Thứ tư, 19/03/2025 06:03

TMO - Trong năm 2025, Việt Nam đặt ra mục tiêu có thêm 3 Vườn Di sản ASEAN. Hiện nước ta đang là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về số lượng Vườn Di sản ASEAN với 12 khu vực được công nhận. Việc thiết lập các Vườn Di sản ASEAN nhằm nâng cao nhận thức, niềm tự hào, bảo tồn và thụ hưởng các di sản thiên nhiên phong phú của ASEAN.

Là quốc gia có số lượng Vườn Di sản ASEAN được công nhận nhiều nhất Đông Nam Á, đến nay Việt Nam có 12 khu vực được công nhận là Vườn Di sản ASEAN, gồm Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai, Lai Châu), Vườn Quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn), Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), Vườn Quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh), Khu bảo tồn Ngọc Linh (Kon Tum), Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum), Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai), Vườn Quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang), Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng), Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh), Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Vườn Quốc gia Bạch Mã (Huế). Và gần đây nhất, vào tháng 1/2025, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 590/VPCP-NN về việc đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN.

Các Vườn Di sản ASEAN góp phần quan trọng trong bảo tồn nguồn gen, đảm bảo sử dụng bền vững các hệ sinh thái, duy trì các khu vực tự nhiên có giá trị văn hóa, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học của người dân các nước ASEAN.

Hiện, Chương trình Vườn Di sản ASEAN đã đưa ra ba mục tiêu trong quá trình hoạt động là xây dựng thỏa thuận giữa các Vườn Di sản ASEAN và các bên liên quan nhằm bảo tồn những khu vực được ưu tiên bảo vệ để giải quyết các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học.

Đồng thời tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý Vườn Di sản ASEAN nhằm thúc đẩy nhận thức về bảo tồn và tiếp cận cộng đồng thông qua xây dựng năng lực, kết nối mạng lưới khu vực và trao đổi kinh nghiệm, tham quan, học tập; thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Để triển khai ba mục tiêu này, các Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam đang xây dựng kế hoạch quản lý, phương án quản lý rừng bền vững.

Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh). 

Nâng cao năng lực của các ban quản lý, cán bộ và các bên liên quan khác; triển khai các công cụ và phương pháp giám sát, đánh giá tại các Vườn Di sản; tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương; xây dựng tài chính bền vững cho các Vườn Di sản... Trước đó, trong năm 2024, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ “Kết nối các Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam giai đoạn 2023-2025 theo chương trình Hành động quốc gia về đa dạng sinh học”.

Nhiệm vụ giúp liên kết, xây dựng mạng lưới, chia sẻ thông tin giữa các Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam; cụ thể hóa Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định của Chính phủ trong việc tăng cường năng lực cho quản lý và bảo vệ các di sản thiên nhiên;

Thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong thập kỷ mới (2021-2030); chia sẻ quyền và lợi ích của các bên liên quan trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học theo định hướng phát triển bền vững. Theo lộ trình đến năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu có thêm 3 Vườn Di sản ASEAN, phù hợp với mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược Đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050.

Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế sẽ tham mưu cho Bộ hoàn thiện hướng dẫn các địa phương lập hồ sơ tham gia Vườn Di sản ASEAN; hướng dẫn kỹ thuật về quản lý bảo vệ môi trường, thiên nhiên. Trong năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ ban hành thông tư về quy trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học và thông tư hướng dẫn quy định kỹ thuật để các địa phương, Vườn Quốc gia triển khai.

Các Vườn Di sản ASEAN có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. 

Bộ cũng nghiên cứu, ban hành tiêu chí đánh giá quản lý môi trường, di sản thiên nhiên, thành lập mạng lưới Vườn Di sản ASEAN Việt Nam và xây dựng quy chế hợp tác để trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia, đánh giá hiệu quả quản lý khu bảo tồn.

Vườn Di sản ASEAN là một trong những sáng kiến hợp tác ASEAN về môi trường được thực hiện trên cơ sở Tuyên bố về Vườn Di sản của Bộ trưởng Môi trường các nước ASEAN từ năm 2003 với mục tiêu bảo tồn toàn diện các hệ sinh thái quan trọng, mang tính độc đáo, đặc biệt của khu vực ASEAN.

Các Vườn Di sản ASEAN được định nghĩa là “các khu bảo tồn có tầm quan trọng khu vực trong việc bảo tồn toàn bộ các hệ sinh thái đặc trưng của khu vực ASEAN.” Các khu này được thiết lập nhằm nâng cao nhận thức, niềm tự hào, bảo tồn và thụ hưởng các di sản thiên nhiên phong phú của ASEAN thông qua mạng lưới các khu bảo tồn, tạo ra sự hợp tác giữa các nước ASEAN trong việc bảo tồn di sản thiên nhiên chung. Thông tin từ Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Cục sẽ phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục hoàn thiện hướng dẫn các địa phương lập hồ sơ tham gia Vườn Di sản ASEAN; hướng dẫn kỹ thuật về quản lý bảo vệ môi trường, thiên nhiên.

Bộ cũng ban hành thông tư về quy trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học và thông tư hướng dẫn quy định kỹ thuật để các địa phương, vườn quốc gia triển khai. Bộ cũng đang nghiên cứu, ban hành tiêu chí đánh giá quản lý môi trường, di sản thiên nhiên với các địa phương; thành lập mạng lưới các Vườn di sản ASEAN tại Việt Nam và xây dựng quy chế hợp tác để trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia, đánh giá hiệu quả quản lý khu bảo tồn.

Đối với các Vườn Di sản ASEAN, vườn quốc gia và khu bảo tồn, đại diện phòng Quản lý di sản thiên nhiên, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học cho rằng, các cơ sở cần lồng ghép các quy chế bảo vệ môi trường và phương án bảo tồn rừng bền vững. Ngoài ra, tiếp tục thực hiện công tác điều tra đánh giá công tác quản lý bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học; tổ chức giám sát, kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt về lâm nghiệp, thủy sản, đa dạng sinh học, đất đai; tăng cường nhận thức, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo tồn, đặc biệt là người dân vùng đệm, từ đó bảo vệ bền vững các khu bảo tồn, đặc biệt là các Vườn Di sản ASEAN.

 

 

Thu Quỳnh

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline