Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 14:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Năm 2025 kim ngạch xuất khẩu rau quả đặt mục tiêu 8 tỷ USD

Thứ sáu, 31/01/2025 06:01

TMO - Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 1/2025, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416,528 triệu USD. Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 8 tỷ USD, tăng gần 900 triệu USD so với con số kỷ lục 7,12 tỷ USD năm 2024.

Dự báo về thị trường xuất khẩu năm 2025, Đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế đang mở ra cơ hội lớn cho ngành rau quả trong năm 2025. Lợi thế này giúp ngành rau quả tự tin với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8 tỷ USD trong năm 2025. Năm 2024 vừa qua là một năm lập kỷ lục của xuất khẩu rau quả Việt Nam khi đạt hơn 7,2 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2023.

Đây là thành quả cho nỗ lực không ngừng của nông dân và doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe. Còn theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 1/2025, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416,528 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2024; xuất siêu khoảng 131,998 triệu USD. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), người tiêu dùng trên hầu khắp các thị trường nhập khẩu rau quả hiện nay đều ngày càng quan tâm đến lợi ích sức khỏe từ rau quả hữu cơ và chế biến sâu nên quy mô thị trường cho dòng hàng này gia tăng mạnh mẽ. Ðối với thị trường rau quả hữu cơ, dự kiến sẽ tăng lên 11,92 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 5,9% (giai đoạn 2025-2029).

Nguyên nhân là do các hoạt động nông nghiệp bền vững được mở rộng với sự đổi mới trong ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất; tính minh bạch của chuỗi cung ứng và sự đa dạng các sản phẩm hữu cơ. Theo khảo sát ngành công nghiệp hữu cơ do Hiệp hội Thương mại hữu cơ tại Mỹ công bố, doanh số bán thực phẩm hữu cơ tại Mỹ vào năm 2022 tăng 4,3% so với năm 2021 nhờ tác động có lợi cho sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng.

Còn theo Văn phòng Thống kê quốc gia Anh, năm 2022, số lượng nhà hàng và cơ sở dịch vụ sử dụng thực phẩm hữu cơ tăng đã thúc đẩy thị trường canh tác rau củ hữu cơ. Với rau quả chế biến, riêng trái cây sấy khô quy mô thị trường toàn cầu ước tính sẽ đạt 16,55 tỷ USD vào năm 2030, tăng trưởng với tốc độ hằng năm là 5,6% trong giai đoạn 2025-2030.

Sự ra đời của các sản phẩm sáng tạo cùng với sức mua ngày càng tăng đã thúc đẩy nhu cầu về trái cây sấy khô trên toàn thế giới. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hằng năm nhanh nhất trong giai đoạn 2025-2030. Nhu cầu về các sản phẩm này cũng ngày càng tăng ở các quốc gia đông dân như Trung Quốc và Ấn Ðộ.

Hiện châu Âu dẫn đầu ngành trái cây sấy khô toàn cầu với thị phần doanh thu là 29,5% trong năm 2024. Người tiêu dùng các quốc gia như Ðức, Anh và Pháp tăng lựa chọn hình thức ăn nhẹ mang đi sẽ tiếp tục có tác động tích cực đến sự tăng trưởng của phân khúc trái cây sấy khô. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, hiện nay tại Việt Nam, sản lượng rau quả tươi được chế biến vẫn còn ít trong khi sản lượng thu hoạch hằng năm rất lớn.

Ðây là một trong những nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam chưa chiếm tỷ trọng cao tại các thị trường, khu vực thị trường có nhu cầu lớn về sản phẩm chế biến như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc… Trong tổng số kim ngạch 7,12 tỷ USD năm 2024 của cả ngành hàng thì kim ngạch sản phẩm chế biến mới chỉ chiếm hơn 1 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 của Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. (Ảnh minh hoạ). 

Do đó các doanh nghiệp rau quả Việt Nam cần tập trung vào chế biến sâu để vừa nâng cao giá trị gia tăng, vừa hạn chế rủi ro mùa vụ như xuất khẩu tươi. Ðể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thế giới thì doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào: Phải có vùng nguyên liệu đạt chuẩn và đa dạng sản phẩm chế biến, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ.

Cụ thể như với sản phẩm dừa, sau khi có Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc thì đây là loại quả có nhiều ưu thế xuất khẩu nhưng doanh nghiệp cũng cần quan tâm phát triển thị trường mới để giảm sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc nhằm đề phòng rủi ro nếu thị trường này thay đổi chính sách bất ngờ.

Ngoài ra, cần đa dạng hóa sản phẩm từ dừa, thí dụ các sản phẩm giá trị gia tăng cao như sữa dừa, kẹo dừa và mỹ phẩm từ dừa. Mặt khác, các cơ quan chức năng cần có giải pháp để tránh tình trạng mua bán mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đối với nông sản xuất khẩu do thời gian qua một số doanh nghiệp hoặc cá nhân đã thực hiện các hành vi gian lận như bán hoặc cho thuê mã số vùng trồng.

Hay gian lận nguồn gốc sản phẩm, làm sai lệch thông tin xuất xứ sản phẩm; một số vùng trồng không duy trì sản xuất theo tiêu chuẩn đã đăng ký, dẫn đến các lô hàng bị phát hiện vi phạm kiểm dịch thực vật hoặc an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến niềm tin từ các đối tác quốc tế khiến việc đàm phán mở rộng thị trường trở nên khó khăn hơn. Như đối với sầu riêng, đã có tình trạng một số đối tượng lợi dụng, gian lận sử dụng mã số vùng trồng và mã số đóng gói thông qua các hình thức hợp đồng ủy quyền sử dụng mã số với con dấu, chữ ký giả… để lừa đảo nhằm trục lợi, thông quan xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Việc thúc đẩy sản xuất hữu cơ cần đi kèm với nâng cao nhận thức cộng đồng, cung cấp các chương trình đào tạo kỹ thuật cho nông dân và xây dựng hệ thống chứng nhận minh bạch. Đầu tư vào nghiên cứu giống cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác tại Việt Nam và phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ là các giải pháp cần thiết để tạo ra thị trường ổn định cho sản phẩm rau củ hữu cơ.

Với những nỗ lực đồng bộ, ngành rau quả Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ đạt mốc 8 tỷ USD trong năm 2025 mà còn tiến tới kim ngạch 10 tỷ USD vào năm 2030, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, sánh ngang với ngành thủy sản hiện nay.

 

Đức Thắng

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline