Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 16:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Mở rộng vùng sản xuất vải thiều đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu

Thứ sáu, 04/08/2023 13:08

TMO - Từ đầu năm đến nay, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 43 mã số vùng trồng cho vải thiều Bắc Giang, qua đó tiếp tục định hướng cho các hộ nông dân, hợp tác xã nông nghiệp nâng cao giá trị sản xuất vải thiều, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu.

Các mã vùng trồng vải thiều Bắc Giang được cấp xuất khẩu sang các thị trường như: Australia, Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, với tổng diện tích trên 1.000 ha. Trong số đó, huyện Tân Yên được cấp 21 mã với diện tích 739,29 ha; huyện Yên Thế được cấp 3 mã với diện tích 40,37 ha; huyện Lục Ngạn được cấp 18 mã với diện tích 240,35 ha; huyện Sơn Động được cấp 1 mã với diện tích 36,1 ha.

Như vậy, đến nay tỉnh Bắc Giang có 221 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu, với tổng diện tích trên 17.700 ha (chiếm hơn 50% diện tích); trong đó thị trường Trung Quốc 129 mã (diện tích hơn 16.000 ha), còn lại là thị trường Nhật Bản 38 mã, Hoa Kỳ 17 mã, Thái Lan 19 mã và Australia 18 mã.

Đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang có 221 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu, với tổng diện tích trên 17.700 ha. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết, mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Việc cấp mã số vùng trồng được xem là "tấm vé thông hành" giúp nông sản xuất khẩu theo con đường chính ngạch sang nhiều thị trường thế giới, góp phần nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập cho người dân.

Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, năm 2023, tổng diện tích vải thiều của tỉnh là 29.700 ha (tăng 1.400 ha so với năm 2022). Năm 2023, vải thiều của tỉnh Bắc Giang được tiêu thụ thuận lợi cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều toàn tỉnh ước đạt trên 201.600 tấn, tăng trên 21.600 tấn so với kế hoạch. Trong đó, sản lượng vải thiều xuất khẩu của tỉnh ước đạt khoảng gần 111.200 tấn, chiếm trên 55,1% so với tổng sản lượng tiêu thụ. Sản lượng tiêu thụ nội địa ước đạt gần 90.500 tấn, chiếm khoảng gần 44,9 %.

Giá trị doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt trên 6.876 tỷ đồng (cao nhất từ trước đến nay); trong đó, doanh thu từ vải thiều ước đạt trên 4.658 tỷ đồng (tăng hơn 247 tỷ đồng so với năm 2022); doanh thu từ dịch vụ phụ trợ ước đạt 2.218 tỷ đồng. Sản lượng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, với tỷ trọng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu chiếm trên 98% tổng sản lượng xuất khẩu; còn lại được xuất khẩu sang các thị trường khác như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, EU, Thái Lan, UAE, Qatar và một số nước khu vực Trung Đông và khu vực Đông Nam Á…

Nhằm gia tăng giá trị cho trái vải, đồng thời giảm sức ép tiêu thụ khi vào mùa thu hoạch rộ, không chỉ xuất bán trái vải tươi, nhiều địa phương, hợp tác xã cũng thúc đẩy chế biến trái vải. Ngoài những sản phẩm phổ biến như vải thiều sấy khô, nước ép, giấm vải hay mật ong hoa vải… năm nay một số hợp tác xã trên địa bàn huyện Lục Ngạn đã chế biến ra nhiều sản phẩm. Để bảo đảm chất lượng vải thiều ở các vùng được cấp mã số vùng trồng ngay khi kết thúc vụ vải thiều năm 2023, ngành nông nghiệp Bắc Giang đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn chủ động nắm bắt quá trình phát triển, diễn biến của sâu bệnh, tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất, chăm sóc vải thiều.

Cùng với mã số vùng trồng vải thiều, Bắc Giang còn được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu với diện tích sản xuất nhãn, bưởi, na... 

Cùng với việc đẩy mạnh cấp, quản lý mã số vùng trồng vải thiều, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành rà soát, thẩm định, kiểm tra đánh giá thực tế và cấp mới 64 mã số vùng trồng. Theo đó, tỉnh cấp 64 mã số vùng trồng cho các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã sản xuất trên địa bàn tỉnh, với các loại cây trồng như: Lúa, rau, dứa, dưa chuột, dưa lưới, ớt, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, nho, bưởi, na, vải và cây dược liệu.

Đối với mã số vùng trồng bưởi, đã rà soát, cấp mới 02 mã vùng trồng với diện tích 20 ha tại huyện Lục Ngạn đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Mã số vùng trồng nhãn, cấp mới 10 mã nhãn xuất khẩu với tổng diện tích là 110,3 ha, trong đó có 05 mã xuất khẩu sang Nhật Bản với diện tích 52 ha, 05 mã nhãn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Australia với diện tích 58,3 ha. Ngoài ra, các mã số vùng trồng rau các loại tập trung ở các huyện Yên Dũng, Tân Yên, Hiệp Hòa…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện cấp, giám sát các mã số vùng trồng trên hệ thống phần mềm. Qua kết quả thực hiện cho thấy các vùng trồng đã thực hiện tốt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, ghi chép nhật ký canh tác, lưu giữ hồ sơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón sau sử dụng theo đúng quy định.

Thông qua việc cấp mã số vùng trồng, giúp các hợp tác xã và các hộ nông dân kiểm soát tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm, truy suất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Việc cấp mã số vùng trồng được xem là “tấm vé thông hành” giúp các hộ nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp đẩy mạnh sản xuất nông sản an toàn, chủ động tham gia đánh giá chương trình OCOP, góp phần nâng cao giá trị nông sản, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản theo con đường chính ngạch, tăng thu nhập cho người nông dân. 

 

 

Thu Trang 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline