Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 15/12/2024 01:12

Tin nóng

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Chủ nhật, 15/12/2024

Mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Thứ bảy, 02/11/2024 11:11

TMO - Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao) sẽ tiếp tục được thí điểm mở rộng trong vụ Đông Xuân 2024-2025 trên diện tích ước khoảng 3.344ha. Với kinh phí từ Bộ NN&PTNT và nguồn vốn ngân sách địa phương.

Thông tin từ Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết, Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao trước đó tổ chức triển khai 7 mô hình thí điểm trên địa bàn 5 tỉnh, thành gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Hiện đã có 4/7 mô hình thí điểm vụ hè thu năm 2024 đã báo cáo kết quả đạt rất tích cực.

Cụ thể, nhìn chung, canh tác theo hướng chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp giúp giảm chi phí 20-30%; tăng năng suất 10%; tăng thu nhập cho nông dân thêm 20-25%, giảm trung bình 5-6 tấn CO2 tương đương trên 1 ha và tất cả sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp đăng ký bao tiêu với giá mua cao hơn 200-300 đồng/kg thóc. Kết quả đạt được đã tạo khích lệ lớn cho các hộ nông dân và HTX tin tưởng và tiếp tục tích cực tham gia Đề án.

Theo báo cáo từ các địa phương triển khai các mô hình thí điểm, năng suất các mô hình vụ Hè Thu 2024 đạt từ 63 - 66 tạ/ha, cao hơn ngoài mô hình từ 3 - 5 tạ/ha, vụ Thu Đông đạt từ 62 - 65 tạ/ha, cao hơn ngoài mô hình từ 2 - 4 tạ/ha. Tổng chi phí đầu vào giảm 10 - 15% so với ruộng đối chứng, giảm 40 - 50% lượng giống gieo sạ, giảm 3 - 4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới khoảng 30 - 40%. Hiệu quả kinh tế của các mô hình làm thí điểm tăng từ 2,3 - 7,6 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình, giảm phát thải khí nhà kính từ 4 - 12 tấn CO2 tương đương/ha/năm.

Trên cơ sở kết quả đó, các địa phương dự kiến tiếp tục mở rộng mô hình trình diễn thí điểm Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao ra nhiều huyện, thị xã trong vụ Đông Xuân 2024 - 2025. Theo đó, vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025 được thí điểm ở 65 mô hình trên diện tích ước 3.344 ha, với kinh phí từ nhiều nguồn gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nguồn vốn ngân sách địa phương. Dự kiến lịch gieo sạ vụ Đông Xuân 2024 - 2025 từ tháng 10 - 12/2024. Các tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa phát thải thấp, chất lượng cao.

Để thực hiện thành công vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025, Lãnh đạo Cục Trồng trọt lưu ý các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước trong vụ Đông Xuân để chủ động sản xuất, hạn chế thiệt hại xảy ra; xây dựng kế hoạch phòng chống hạn và xâm nhập mặn, kịp thời ứng phó khi có hạn, mặn, thiếu nước tưới xảy ra vào mùa khô. Các mô hình triển khai vụ Thu Đông, chú ý theo dõi diễn biến của lũ, bão và tăng cường kiểm soát tình hình sản xuất lúa, tập trung gieo sạ vụ Thu Đông sớm, lưu ý đến lịch gieo sạ vụ Đông Xuân 2024 - 2025.

Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo và bám sát việc thực hiện các mô hình theo quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp, tổ chức sản xuất cơ giới hóa đồng bộ bao gồm các khâu: làm đất, san phẳng mặt ruộng, gieo sạ, phun thuốc, thu hoạch, thu gom rơm ra khỏi ruộng,...

Trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp mang lại năng suất lớn hơn cho nông dân. (Ảnh minh hoạ).

Đồng thời, đánh giá, rà soát quy trình canh tác trên cơ sở rút kinh nghiệm từ các mô hình điểm. Các tỉnh, thành phố tiếp tục đào tạo, tập huấn cho đại diện cán bộ quản lý, kỹ thuật, cán bộ trẻ thí điểm làm việc tại hợp tác xã nông nghiệp, thành viên của một số tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp tham gia; hỗ trợ hợp tác xã áp dụng phần mềm nhật ký sản xuất, truy xuất nguồn gốc, quản lý hợp tác xã.

Năm 2024, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 5 tỉnh, thành đã triển khai thực hiện mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao. Trong vụ Hè Thu 2024, có tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ thực hiện thí điểm 4 mô hình với diện tích 196 ha. Sang vụ Thu Đông 2024, đã có 4 tỉnh, thành thực hiện thí điểm 4 mô hình với diện tích trên 156 ha.

Theo Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, đến thời điểm hiện tại, Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao đã triển khai được gần một năm và cho những tín hiệu rất khả quan.

Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích tự nhiên 4.092.000 ha, trong đó 2.575.000 ha đất dùng cho sản xuất nông nghiệp, là một trong các vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam. Sản lượng lúa tại vùng những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24-25 triệu tấn, chiếm trên 55% sản lượng lúa sản xuất và trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Xuất khẩu gạo năm 2023 đạt hơn 4,8 tỷ USD, tăng 17,4% về lượng và 39,4% về giá trị so với năm 2022. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục tăng và tiến dần tới nhóm cao nhất thế giới.

Việc triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long là điều kiện để nông dân tiếp cận ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, ứng dụng cơ giới hóa, giảm chi phí sản xuất, thuận lợi trong liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đây là một tín hiệu rất tích cực trong giai đoạn vươn mình của đất nước. Đề án sẽ giúp sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long không còn manh mún, nhỏ lẻ mà tập trung vùng rộng lớn phát triển đồng bộ.

 

Hồng Thuý

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline