Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 22:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Mở rộng cơ hội xuất khẩu gạo sang thị trường Anh nhờ UKVFTA

Thứ tư, 13/07/2022 20:07

TMO - Hạn ngạch thuế quan trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA), cùng với cộng đồng người Việt tại quốc gia này khoảng 100.000 người là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu gạo sang Anh.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, trong năm 2020, khối lượng gạo nhập khẩu vào Anh đã tăng thêm 13,5% từ 671.601 tấn (năm 2019) lên 762.526 tấn. Trong đó, gạo nhập từ Việt Nam tăng từ 1.296 tấn (trị giá 1.295.000 USD) lên 3.396 tấn (trị giá 2.670.000 USD) trong cùng thời gian. Theo đó, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Anh năm 2020 đã tăng ngoạn mục 116% về lượng và 106% về trị giá so với năm 2019.

Tuy nhiên, khối lượng gạo nhập khẩu vào Anh trong năm 2021 đột nhiên giảm 15% từ 762.526 tấn (2020) xuống còn 651.803 tấn. Trị giá tương ứng giảm 8% từ khoảng 520,6 triệu USD xuống 574,7 triệu USD. Không chỉ với Việt Nam mà nguồn cung từ Đông Nam Á có hiện tượng giảm rất mạnh. Trong đó, gạo từ Thái Lan giảm 43%, Myanmar giảm 63%, Campuchia giảm 51%. Số lượng gạo nhập từ Việt Nam giảm 20% từ 3.396 tấn xuống còn 2.731 tấn.

Ảnh minh họa 

Số lượng nhập khẩu gạo giảm, song giá trị xuất khẩu gạo lại tăng. Giá trị nhập khẩu gạo của Anh năm 2021 đạt 2.764.000 USD, tăng 4% so năm 2020 nhờ đơn giá tăng.Trong số các nước Đông Nam Á xuất khẩu gạo sang Anh, Việt Nam có đơn giá bình quân cao nhất (1.012 USD/tấn), trong khi đơn giá bình quân gạo Thái Lan, Campuchia và Myanmar lần lượt là 999, 991 và 502 USD/tấn.

Trái với nguồn cung sụt giảm từ Đông Nam Á, trong năm 2021 Hà Lan, Achentina, Ấn Độ, Pakistan tăng cường xuất khẩu gạo sang Anh. Trong đó Hà Lan tăng 22.396 tấn, tương đương 67% (đơn giá 696 USD/tấn), Achentina tăng 5.194 tấn, tương đương 68% (đơn giá 569 USD/tấn), Ấn Độ tăng 2% và Pakistan tăng 1%.

Người tiêu dùng gạo ở Anh chủ yếu là cộng đồng gốc Á trong đó đứng đầu là cộng đồng người Ấn Độ và Pakistan. Nhờ đó, thị phần gạo Ấn Độ và gạo Pakistan chiếm tỷ trọng cao tới 27% và 20%.

Tại thị trường Anh có một số tiêu chuẩn chung cho gạo ngon như hạt gạo có chiều dài từ 7mm trở lên; hạt gạo có hàm lượng đạm khoảng 10-11%; hạt gạo khi nấu thành cơm phải dẻo, mềm, không dính và thơm. Ngoài ra, gạo phải sạch và không có tồn dư hóa chất hay chất bảo quản.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, Việt Nam đứng thứ 15 trong các nước xuất khẩu gạo sang Anh với thị phần chỉ có 0,42%. Dư địa cho gạo Việt Nam tại Anh còn có thể mở rộng nhờ cộng đồng gốc Việt Nam 100 ngàn người và nhờ quy chế hạn ngạch thuế quan trong UKVFTA. 

Để tăng thị phần cho gạo Việt tại Anh, cũng như biến tiềm năng này thành cơ hội thì người trồng lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần áp dụng triệt để trên diện rộng Global G.A.P, đồng thời đẩy mạnh sản xuất gạo thơm chất lượng cao.

 

 

Minh Như 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline