Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Long An khai thác giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch

Thứ tư, 04/09/2024 14:09

TMO - Trên cơ sở phát huy tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, nhất là phát huy giá trị các di sản, di tích lịch sử văn hóa, ngành du lịch tỉnh Long An đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. 

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh hiện có 125 di tích lịch sử, văn hóa, 3 công trình văn hóa có tính lịch sử. Trong đó, có 21 di tích cấp quốc gia và 104 di tích cấp tỉnh. Các di tích lịch sử, văn hóa phổ biến nhất ở tỉnh đưa vào phục vụ tham quan gắn với phát triển du lịch khoảng 19 di tích và công trình văn hóa, chủ yếu là các di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.  

Trong đó, có thể kể đến: Di tích lịch sử Khu vực Đồn Long Khốt (huyện Vĩnh Hưng), Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An (huyện Đức Huệ), Bảo tàng Long An (TP.Tân An), Khu di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa (huyện Đức Hòa), Di tích lịch sử Chùa Tôn Thạnh (huyện Cần Giuộc), Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Vĩnh Phong (huyện Thủ Thừa),...

Các di tích lịch sử đưa vào khai thác du lịch đều được trùng tu theo hướng khoa học, bảo tồn và phát huy giá trị. Hiện nay, các địa phương còn tăng cường mời gọi đầu tư theo xu hướng mở ra các hạ tầng, dịch vụ thu hút du khách, tập trung hướng đến du lịch nhiều hơn. Trong đó, có thể kể đến Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An, nơi ghi dấu quá trình hoạt động của Đảng bộ và quân, dân Long An trong 2 cuộc kháng chiến.

Hiện nay, Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An (huyện Đức Huệ) được quy hoạch trở thành điểm tham quan du lịch với diện tích 98ha và là điểm đến được quan tâm. Với lợi thế có khuôn viên rộng và nhiều hạng mục công trình phong phú, Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An vừa giúp du khách tìm hiểu về truyền thống lịch sử của tỉnh, vừa có không gian nghỉ ngơi giữa chuyến hành trình. 

Bên cạnh đó, Bảo tàng Long An (Bảo tàng - Thư viện tỉnh) cũng là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến Long An. Là nơi lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của đất và người Long An, Bảo tàng đem đến cho du khách cái nhìn bao quát về lịch sử, con người của quê hương trung dũng, kiên cường. 

Du khách tham quan Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo. 

Phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh đã khẳng định: “Đẩy mạnh xã hội hóa, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch tiềm năng, lợi thế và tăng cường liên kết với các tỉnh, thành phố trong khu vực” là những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tiếp tục “Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Long An, giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.  

Theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Việc gìn giữ, phát huy giá trị các di tích là hoạt động luôn được quan tâm, chú trọng.

Tại huyện Vĩnh Hưng, Di tích lịch sử Quốc gia Khu vực Đồn Long Khốt hiện là một trong những "địa chỉ đỏ" nổi bật, điểm đến thu hút trên địa bàn huyện. Bên cạnh các đoàn khách tìm hiểu lịch sử, giáo dục truyền thống dành cho học sinh, thanh niên thì thân nhân, gia đình các liệt sĩ hy sinh trên tuyến biên giới và người dân từ khắp nơi cũng đến khu di tích ngày càng nhiều hơn. 

Năm 2023, huyện đón khoảng 22.000 lượt khách, chủ yếu tập trung vào Lễ hội Rằm tháng Giêng tại di tích chùa Cổ Sơn, lễ kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Di tích lịch sử Quốc gia Khu vực Đồn Long Khốt. Để có được kết quả đó, Đảng bộ, các cấp chính quyền, đặc biệt là ngành Văn hóa huyện Vĩnh Hưng luôn chú trọng công tác quản lý, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện, đặc biệt là xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo các khu di tích.

Tại huyện Bến Lức, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử luôn được đẩy mạnh. Đến nay, huyện có 10 di tích lịch sử cách mạng, gồm: 2 di tích cấp quốc gia và 8 di tích cấp tỉnh đã được xây dựng, trùng tu, tôn tạo với kinh phí trên 38 tỉ đồng từ nguồn ngân sách và xã hội hóa. Trong đó, việc xây dựng công trình phụ tại Khu lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ, sửa chữa di tích lịch sử Đình Mương Trám, phục dựng di tích lịch sử Nhà Long Hiệp, mở rộng Di tích Xóm Nghề,... được sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa. Bên cạnh đầu tư xây dựng, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện còn đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các di tích lịch sử bằng nhiều hình thức: Loa truyền thanh, hội nghị, tập huấn, hội thi tìm hiểu về lịch sử - văn hóa,... 

Huyện Tân Trụ là một trong những địa phương đang nỗ lực phát triển du lịch từ các khu di tích lịch sử. UBND huyện Tân Trụ cho biết: Xác định du lịch là một trong những bước đột phá cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế, vì vậy, huyện đang tập trung kêu gọi đầu tư cho du lịch, trong đó, có du lịch bán sinh thái, tâm linh dựa vào các khu di tích: Vàm Nhựt Tảo, Miễu Ông Bần Quỳ, Đình Tân Phước Tây”.

Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo là điểm đến của nhiều tour du lịch về Long An cả đường thủy và đường bộ. Phát huy thế mạnh đó, huyện đang có kế hoạch mở tour du lịch Tân Trụ quê hương em, đưa các làng nghề thu nhỏ vào khu di tích như dệt chiếu, làm bánh in,... Theo đó, huyện đầu tư kinh phí trang bị công cụ, nguyên, vật liệu cho du khách tham quan, tìm hiểu và có thể trải nghiệm làm thử khi có nhu cầu. 

Thời gian qua, tỉnh Long An đã và đang nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch mà trước hết là phát triển du lịch học đường nhằm giáo dục truyền thống và vun bồi tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Việc đẩy mạnh du lịch học đường vừa giúp học sinh, sinh viên của tỉnh hiểu được truyền thống lịch sử của thế hệ cha anh, vừa góp phần giúp địa phương hoàn thiện các dịch vụ, phát triển du lịch Long An.

Học sinh đến tham quan tại khu tưởng niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (huyện Bến Lức). 

Trong năm 2023, Long An thu hút khoảng 176.000 lượt khách đến tham quan và tham gia lễ hội tại các khu di tích lịch sử - văn hóa. Trong 6 tháng đầu năm 2024 số lượt khách du lịch đến Long An đạt hơn 800 nghìn lượt, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ, đạt 62% so kế hoạch. Trong đó có 140.000 lượt khách đến tham quan và tham gia lễ hội tại các khu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh, riêng đối với bảo tàng và các di tích lịch sử - văn hóa do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch quản lý thu hút khoảng 123 đoàn với 21.148 lượt khách đến tham quan. 

Kết quả tổ chức ngoại khóa, tham quan, trải nghiệm tại các di tích lịch sử - văn hóa trong tỉnh: có 216/372 trường học trên địa bàn tổ chức cho học sinh đi tham quan, đạt 58,06%; theo đó có tổng số 67.032/ 29.502 học sinh trên toàn tỉnh được tổ chức đi tham quan, đạt 29,21%.

Các di tích lịch sử trên địa bàn bước đầu đã được khai thác, sử dụng, phát huy tác dụng trong việc giáo dục truyền thống và tham quan du lịch. Tuy nhiên còn nhiều tồn tại, hạn chế, dịch vụ tại các khu di tích lịch sử - văn hóa chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ, tham quan và mua sắm của du khách như: Kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ với việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, chưa kết nối với các điểm tham quan du lịch. Việc tham quan, học tập của đoàn viên thanh niên, sinh viên, học sinh tại bảo tàng và các di tích nhiều khi còn nặng về hình thức... 

Để công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch, theo đúng định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được phê duyệt Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành hữu quan khắc phục những tồn tại, hạn chế trên để thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả thiết thực.../.

 

 

Đức Minh 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline