Hotline: 0941068156

Thứ tư, 28/05/2025 10:05

Tin nóng

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục sự cố phun trào bùn lầy tại phố Cát Linh

Thủ tướng đề nghị ASEAN và GCC đưa lĩnh vực tăng trưởng xanh trở thành trụ cột hợp tác mới

3 trọng tâm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường

Cần thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Biển, Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới 2025

Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác những lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng

Việt Nam – Pháp: Phát triển mối quan hệ đối tác để xây dựng một tương lai thịnh vượng

Hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8

Thủ tướng Malaysia: Việt Nam đang trải qua những bước tiến lịch sử về kinh tế

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 28/05/2025

Logistics xanh – Giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Thứ tư, 22/05/2024 15:05

TMO - Một yếu tố quan trọng của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là xây dựng được chuỗi cung ứng xanh. Trong đó, logistics xanh là mắt xích quan trọng để “xanh hóa” chuỗi cung ứng, hướng tới lộ trình phát triển bền vững.  

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2023 đạt 681,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 28,3 tỷ USD. Logistics có vai trò quan trọng đối với toàn bộ quá trình từ sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối đến tiêu dùng, tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp ngày càng lớn đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của đất nước.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do và với lợi thế địa kinh tế, ngành dịch vụ logistics Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.

Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển dịch vụ logistic. 

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển dịch vụ logistics như: nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực phát triển năng động của thế giới, có nền kinh tế đang trên đà phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng, là thị trường mới nổi thứ tám có sức tiêu thụ lớn, thương mại điện tử có xu hướng phát triển mạnh, là trung tâm sản xuất mới của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi cho vận tải quốc tế với bờ biển dài 3.260 km, có nhiều cảng nước sâu, sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông thuận lợi.

Trong năm 2023, chỉ số hiệu quả logistics (LPI) của Việt Nam đạt 3,3 điểm, đứng thứ 43/154 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 5 trong các nước ASEAN, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ khá cao 14%-16%/năm, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm, nhiều doanh nghiệp logistics được thành lập cung cấp dịch vụ logistics và từng bước hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tới các vùng miền trong cả nước và tới các nước trong khu vực, số doanh nghiệp logistics tăng nhanh, các trung tâm logistics có quy mô lớn đang gia tăng…

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành dịch vụ logistics Việt Nam giai đoạn vừa qua còn những hạn chế như năng lực cạnh tranh vẫn còn thấp, 89% doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp trong nước, chủ yếu quy mô vừa và nhỏ (chiếm 95%), nhưng chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, chi phí logistics cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới (tương đương khoảng 18% GDP, trong khi mức bình quân thế giới là 14%), đóng góp vào GDP chỉ từ 4%-5%. Thực tế cho thấy, những điểm bất cập của lĩnh vực logistics thời gian qua đã tác động không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.  

Một yếu tố quan trọng của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là xây dựng được chuỗi cung ứng xanh. Trong đó, logistics xanh là mắt xích quan trọng để “xanh hóa” chuỗi cung ứng, hướng tới lộ trình phát triển bền vững. Trước bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thân thiện môi trường và xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đang diễn ra trên toàn cầu, logistics xanh cũng ngày càng được doanh nghiệp quan tâm và đầu tư một cách chuyên nghiệp.

Theo Báo cáo logistics Việt Nam 2023 việc "xanh hóa" hoạt động logistics đã và đang được triển khai ở mức độ thấp và trung bình vì hoạt động này đòi hỏi sự đầu tư vốn, sự sáng tạo và những công nghệ mới. Hoạt động xanh hoá rõ nét nhất là: Sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng sạch (xăng sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...); Sử dụng hệ thống quản lý vận tải thông minh trong việc tối ưu lộ trình vận tải và giảm thiểu nhiên liệu tiêu thụ; Thay thế dần các thiết bị, phương tiện vận tải cũ và chuyển sang dùng các công nghệ mới; Giảm tỷ lệ % phương tiện chạy rỗng; Thực hiện việc chia sẻ vận tải cho các đơn hàng; Sử dụng các bao bì đóng gói có khả năng tái chế.

Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng sạch không hề dễ dàng với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại vì liên quan đến vốn đầu tư lớn nên 64% doanh nghiệp chưa thực hiện. 41% doanh nghiệp sản xuất và thương mại cũng chưa ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý vận tải thông minh cho hoạt động của mình. Việc sử dụng bao bì đóng gói có khả năng tái chế có tỷ lệ cao trong việc thực hiện từ trên 60% trở lên. 

Phát triển logistics xanh bao gồm nhiều hoạt động, như cải tiến các phương tiện vận tải, "xanh hóa" hoạt động kho bãi... 

Hiện nay, "xanh hóa" ngành logistics không chỉ là trách nhiệm mà còn là động lực và yêu cầu bức thiết để thúc đẩy các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistic nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hình ảnh thương hiệu, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện hơn. Để thúc đẩy logistics xanh để tăng trưởng toàn diện và bền vững tại Việt Nam, điều quan trọng là phải hiểu bản chất và vai trò của logistics xanh. 

Doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh công tác đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số; triển khai mạnh mẽ hoạt động logistics xanh, logistics thông minh và logistics phục vụ hiệu quả trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo các chuyên gia nghiên cứu về logistics, phát triển logistics xanh bao gồm nhiều hoạt động, như cải tiến các phương tiện vận tải sử dụng nhiều nhiên liệu và thải ra môi trường khí thải độc hại, nâng cấp chất lượng hệ thống hạ tầng giao thông, chuyển đổi từ vận chuyển đường bộ sang đường thủy, đường sắt; sử dụng phương tiện vận tải thân thiện với môi trường hoặc ít phát thải khí carbon và vận hành hệ thống vận tải một cách tối ưu là những giải pháp quan trọng để xanh hoá hoạt động vận tải.

Bên cạnh đó là "xanh hóa" hoạt động kho bãi, như thiết kế và xây dựng kho không chỉ yêu cầu đảm bảo lưu trữ an toàn cho hàng hóa như duy trì độ ẩm tốt, chống ăn mòn, chống thấm, chống biến dạng, chống bay hơi, không bị rò rỉ… mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường. Xanh hóa hoạt động đóng gói; theo đó, công nghệ đóng gói sáng tạo sẽ giúp giảm thiểu tổn thất của sản phẩm trong quá trình vận chuyển, đồng thời giảm tác động đến môi trường...

Các chuyên gia kiến nghị, đối với các doanh nghiệp chưa có mục tiêu phát triển logistics xanh trong chiến lược kinh doanh cần nhanh chóng xây dựng, bổ sung chiến lược để phù hợp định hướng phát triển xanh và bền vững trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay. Đối với các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư hay thậm chí xác định mục tiêu phát triển logistics xanh, cần thường xuyên rà soát các nội dung chiến lược và tình hình thực hiện để có điều chỉnh phù hợp, đúng thực tiễn.

Các doanh nghiệp cần thay đổi phương tiện vận tải cho phù hợp cơ sở hạ tầng sẵn có; ưu tiên chuyển sang sử dụng các phương tiện vận tải mới, thân thiện với môi trường. Doanh nghiệp cũng cần chủ động ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động để thúc đẩy sự phát triển sạch và hiệu quả, thí dụ như sử dụng công nghệ GPS quản lý thông tin, định vị trong vận tải; tăng cường phát triển công nghệ lạnh trong quản lý kho bãi nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật và thiết bị liên quan đến bảo quản nhiệt, lạnh và tiết kiệm năng lượng cho hệ thống kho bãi;…/

 

 

Minh Hoàng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline