Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 09:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Linh vật rồng trong văn hóa Việt

Thứ sáu, 09/02/2024 18:02

TMO - Trong 12 con giáp, Rồng đứng vị trí thứ năm. Mười một con giáp khác là những con vật có thực và gần gũi trong cuộc sống con người. Chỉ có con rồng là không có thực. Nhưng nhắc đến rồng, người ta nghĩ đến một con vật linh thiêng, cao quý, có vóc dáng to lớn, là sự kết hợp các yếu tố mạnh mẽ của các loài vật mạnh mẽ nhất. Do đó, Rồng gắn liền với biểu tượng quyền uy của vua chúa thời xưa.

Đến nay vẫn đang tồn tại nhiều giả thiết về nguồn gốc của rồng. Có ý kiến cho rằng: Tiền kiếp của rồng qua những hình tượng được diễn tả trong mỹ thuật cổ, như ngày nay chúng ta thường nhìn thấy, chính là quá trình phát triển và hoàn thiện hóa từ cá sấu - một sinh vật có từ thời cổ đại, sống trong các vùng đầm lầy ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, hay có gốc gác từ con thủy quái Makara, hoặc từ hình tượng rắn thần trong truyền thuyết Ấn Độ…

Song dù có lý giải thế nào về nguồn gốc rồng thì trong tâm thức người Việt truyền thống và ngay cả ngày nay, rồng là bản mệnh của thần, là biểu tượng của nhất nguyên vũ trụ, hội tụ cả âm - dương, trời - đất, có ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ tới nông nghiệp lúa nước- một nghề tối cổ trên đất Việt được hình thành trên cơ sở của hai yếu tố tự nhiên khởi nguyên là đất và nước.

(Ảnh minh họa)

Nhìn từ góc độ văn hóa, rồng là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nhất là trong nghệ thuật tạo hình của người Việt. Ngay từ thời Lý, Trần, rồng đã được đặt ở những vị trí trang trọng nhất ở các công trình nghệ thuật, như trên bệ tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích , ở tháp Chương Sơn, chùa Phổ Minh.

Vào thời Trần, về kiểu dáng cơ bản rồng vẫn như rồng Lý, vẫn có chất phóng khoáng, thoải mái, tươi mát, uốn sóng nhỏ dần, nhưng đã có một số thay đổi, như, cái đẹp lúc này toát ra trong tính hiện thực và sự mập khỏe, các chi tiết gắn với những yếu tố thực của các con vật, dáng trùng trục , đẫy đà nhiều sức sống.

Thời Lê Sơ, rồng vẫn luôn có mặt ở vị trí xứng đáng của mình. Thời kỳ này, ta thấy hình tượng rồng phổ biến trên các bia đá. Do được tạo tác trên chất liệu này nên hầu hết các hình rồng đến nay còn tương đối nguyên vẹn. Điển hình là đôi rồng đá ở Điện Kính Thiên- Hoàng thành Thăng Long, rồng đá trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc tử Giám, ở các bia lăng, mộ vua chúa nhà Lê, ở Lam Kinh, Thanh Hóa.

Rồng có 7 khúc uốn, từ to đến nhỏ dần, toàn thân có vảy đơn, 4 chân to, mập, mỗi chân có 5 ngón với móng sắc xòe rộng. Đầu rồng to được thể hiện theo hướng nhìn chính diện, cách thể hiện này lần đầu tiên gặp trong mỹ thuật trang trí với đồ án rồng. Chiếc mào lửa đã không còn nữa, thêm vào đó là chiếc sừng chẽ chạc như kiểu sừng hươu, đôi tai xuất hiện to và rõ ràng, cái mũi phập phồng, với nhiều lớp sóng trùng nhau như kiểu rồng thời Lý - Trần đã biến mất, thay vào đó là chiếc mũi giống như mũi của một loài thú dữ ăn thịt, có người gọi là mũi sư tử.

Miệng rồng há rộng trông rất giống miệng cọp, hai mắt lồi to, nằm trong hốc mắt sâu, trên mép  gần hai cánh mũi mọc ra hai sợi ria dài, phía dưới cằm có một cụm bờm cổ, thô dày và những sợi râu dài, nhìn toàn thể, đầu của con rồng này trông rất dữ tợn, đầy vẻ đe dọa, lại thêm các chân xòe ra với móng vuốt sắc nhọn. Cả con rồng toát ra vẻ uy quyền. Nhìn con rồng thời kỳ này ta thấy nó đã hội tụ tất cả những gì tinh túy nhất của nhiều loài vật kể cả vật biết bay, ở dưới nước, ở trên cạn, như : sừng nai, tai thú, mắt kỳ đà, mũi sư tử, vảy cá chép, vuốt chim ưng. Nhìn vào hình tượng đôi rồng này ta có cảm tưởng đó là một linh vật dữ dằn với đầy tính áp chế, thể hiện uy quyền tối thượng của đấng quân vương.

Tổ tiên người Việt Nam đã tạo ra biểu tượng con rồng tượng trưng cho khát vọng vươn lên. Theo thời gian, con người đã “thiên biến vạn hóa” hình ảnh con rồng và sử dụng hình ảnh đó vào những mục đích khác nhau, tuy nhiên chính những giá trị tốt đẹp về rồng trong tâm thức người Việt đã duy trì sự tồn tại của rồng qua bao đời nay.

Ngày nay, dù đã bước vào thời đại công nghiệp, người Việt vẫn không quên kết nối giữa truyền thống và hiện đại, hình tượng con rồng vẫn được trân trọng đưa vào các lĩnh vực của đời sống xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau. Rồng vẫn là hình tượng được chọn để trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, điêu khắc, chạm trổ hay được thêu trên bộ áo dài truyền thống. Ở các sự kiện lớn, lễ khai trương, khánh thành thường có biểu diễn múa rồng, với ý nghĩa mang đến sự hân hoan, may mắn và thịnh vượng.

 

 

BẢO HÂN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline