Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 05:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Liên kết phát triển bền vững thị trường đồ gỗ nội địa

Thứ bảy, 05/11/2022 06:11

TMO - Việt Nam có khoảng trên 300 làng nghề tham gia khâu sản xuất và thương mại đồ gỗ. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề vẫn thiếu sự chuyên nghiệp, liên kết giữa làng nghề và các công ty ngành gỗ, dẫn đến thị trường đồ gỗ nội địa thời gian qua phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. 

Thông tin tại hội thảo "Liên kết công ty với các hộ tại làng nghề gỗ: Giảm rủi ro và thúc đẩy phát triển bền vững thị trường nội địa trong tương lai”, đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, Việt Nam có khoảng hơn 300 làng nghề với hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn hộ gia đình tham gia khâu sản xuất và thương mại. Các làng nghề gỗ đang có nhiều thay đổi, trong cơ cấu lao động khi lao động phổ thông giảm nhiều. Tỷ lệ cơ giới hóa của các làng nghề cũng tăng lên. Bên cạnh đó nguyên liệu dùng trong các làng nghề cũng thay đổi, hiện nay đa số là gỗ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.  

Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 4 - 5 triệu m3 gỗ nguyên liệu, trong đó 30 - 40% là gỗ rủi ro. Việt Nam cam kết mạnh mẽ để loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung ứng, cả trong xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Giảm lượng gỗ rủi ro nhập khẩu không những giúp Chính phủ thực hiện cam kết này, mà còn giúp giảm rủi ro cho cả ngành gỗ, bao gồm cả khâu xuất khẩu. 

Các làng nghề chế biến gỗ cần đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường đồ gỗ nội địa 

Tuy nhiên, giảm lượng gỗ rủi ro nhập khẩu đòi hỏi các hộ tại các làng nghề chuyển sang sử dụng các loại ít rủi ro, bao gồm gỗ rừng trồng trong nước hay các loại ván. Chuyển đổi gỗ nguyên liệu từ gỗ rủi ro sang các loại gỗ khác cần sự thay đổi thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, đặc biệt là các loại gỗ quý; các cơ chế chính sách hỗ trợ các hộ làng nghề trong việc cung gỗ nguyên liệu thay thế; tìm kiếm và mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm sử dụng các loại gỗ thay thế…  

Những biến động trong thị trường xuất khẩu đang khiến nhiều doanh nghiệp hướng về thị trường nội địa. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhấn mạnh, với gần 100 triệu dân và tầng lớp trung lưu lớn, thị trường nội địa có quy mô không hề nhỏ. Tuy nhiên, thị trường nội địa chưa nhận được sự thúc đẩy cả về cơ chế chính sách và của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành.  

Để các làng nghề tăng tính liên kết với các doanh nghiệp trong phát triển thị trường đồ gỗ nội địa bền vững, các chuyên gia phân tích của Tổ chức Forest Trends cho rằng cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ nên coi việc hỗ trợ các hộ làng nghề là thực hiện trách nhiệm cộng đồng và tìm kiếm cơ hội hợp tác cụ thể với các hộ nghề. Bên cạnh đó, hợp tác dựa trên nguyên tắc công bằng, cùng có lợi, dựa trên các thế mạnh của mỗi bên. Đồng thời, cần đặc biệt nhấn mạnh tới hợp phần thị trường nội địa là hợp phần không thể tách rời của ngành gỗ, trực tiếp tác động tới hợp phần xuất khẩu. 

Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm nhiều hơn tới các hộ làng nghề. Chính phủ đã cam kết kiểm soát chặt chẽ thị trường nội địa; có cơ chế chính sách riêng nhằm hỗ trợ các làng nghề gỗ; cần có chính sách, cơ chế hỗ trợ hình thành liên kết giữa công ty và các hộ làng nghề. Đồng thời, truyền thông làm thay đổi thói quen người tiêu dùng trong việc sử dụng gỗ quý... 

Ngoài ra, các hộ làng nghề cần cập nhật thông tin về thị trường, chính sách thông qua kênh của hiệp hội, hội làng nghề; thực hiện chuyển đổi; tranh thủ cơ hội hợp tác với các công ty; hình thành tổ nhóm có nhiều tương đồng, kết nối với doanh nghiệp nhằm giảm chi phí giao dịch trong liên kết.

 

 

Minh Tâm 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline