Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 23:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Liên kết nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và Cách mạng công nghiệp 4.0

Thứ hai, 12/06/2023 11:06

TMO - Trong khoa học quản lý phát triển thường hay nhắc tới mối quan hệ Nhà nước, doanh nghiệp và môi trường tạo thành mối quan hệ. Bộ ba này thường được gọi là tam giác liên kết phát triển. Bên cạnh đó, trong quản lý phát triển theo hướng xanh, bộ ba tạo thành tam giác liên kết phát triển cũng vẫn là nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu là tạo ra sản phẩm xanh, thị trường xanh.

Theo lý thuyết phát triển hiện đại, vai trò của Nhà nước trong tam giác liên kết phát triển này là định hướng, dẫn dắt, khai phá và tạo môi trường cho các nỗ lực phát triển. Ở nước ta, vai trò này của Nhà nước được Thủ tướng chính phủ khái quát là Nhà nước kiến tạo với mục tiêu vì dân (cũng là người tiêu dùng) và vì doanh nghiệp.

Với xanh hóa sản xuất, xanh hóa nền kinh tế, xanh hóa thị trường và do đây là định hướng phát triển mới, nên vai trò là người tiên phong để dẫn dắt, tạo đà, thậm chí là “bà đỡ” của Nhà nước trong xây dựng các nền tảng, cơ sở về nhận thức, pháp lý, kinh tế, xã hội, môi trường cho tiến trình xanh hóa này được xác định là rất quan trọng.

Trong tài liệu của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) soạn thảo phục vụ cho Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc Rio+20 có tiêu đề “Hướng tới nền kinh tế xanh – Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo” đã đưa ra những chứng minh rằng “trong quá trình xanh hóa nền kinh tế sẽ mang lại những phần thưởng cụ thể và hậu hĩnh cho Chính phủ và khu vực tư nhân” và cái mà Nhà nước cần làm là “tạo ra sân chơi công bằng cho các sản phẩm xanh hơn thông qua việc loại bỏ dần các trợ cấp lỗi thời, cải cách chính sách và đặt ra những công cụ khuyến khích mới, củng cố hạ tầng kinh tế và các cơ chế vào thị trường, cũng như tái định hướng đầu tư công và xanh hóa tiêu dùng”.

Một khung chính sách hỗ trợ then chốt của Nhà nước được đề xuất từ tài liệu này bao gồm: Thiết lập những khuôn khổ pháp lý phù hợp; Ưu tiên đầu tư và chi tiêu Chính phủ trong những lĩnh vực có thể thúc đẩy xanh hóa các thành phần kinh tế; Hạn chế chi tiêu trong lĩnh vực làm cạn kiệt vốn tự nhiên; Sử dụng thuế, các công cụ dựa vào thị trường để thay đổi sở thích của người tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư xanh và cải tiến công nghệ; Đầu tư vào nâng cao năng lực và đào tạo.

Về doanh nghiệp (tế bào của nền kinh tế quốc dân) có sứ mạng, vai trò quan trọng trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hàng hóa, dịch vụ cho thị trường phải đáp ứng yêu cầu thân thiện với môi trường (hàng hóa, dịch vụ xanh), đồng thời cũng là chỉ báo quan trọng của doanh nghiệp xanh.  

Người tiêu dùng xanh sẽ ảnh hưởng đến quyết định tới cung ứng hàng hóa, dịch vụ xanh từ phía doanh nghiệp và các hoạt động mua bán, trao đổi trên thị trường sẽ làm xanh hóa thị trường. 

Sẽ tới lúc mà số lượng doanh nghiệp xanh, thương hiệu xanh của doanh nghiệp cùng với giá trị các hàng hóa, dịch vụ xanh mà doanh nghiệp của một quốc gia sản xuất ra sẽ là thước đo không chỉ mức độ xanh hóa của nền kinh tế mà còn là thước đo văn minh, tiến bộ của mỗi quốc gia cũng như trách nhiệm xã hội của mỗi quốc gia đối với nhân loại trên trái đất này. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) xanh hiện nay đang được các quốc gia trên thế giới sử dụng như một chỉ tiêu, chỉ báo về mức độ xanh hóa của nền kinh tế. Việt Nam cũng có chỉ tiêu này (GDP xanh) trong bộ chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững quốc gia.

Theo kinh tế học, GDP xanh là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng (do các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài) được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia và trong một năm sau khi đã loại bỏ các tổn thất, mất mát về tài nguyên và môi trường. Còn nếu tính tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng chỉ do các doanh nghiệp Việt Nam tại ra trong một năm nhưng ở bất cứ nơi đâu thì đó là tổng sản phẩm quốc dân (GNP).

GNP xanh được dự tính sẽ trở thành một chỉ tiêu, chỉ báo về mức độ xanh hóa của nền kinh tế thay thế cho GDP xanh, bởi nó gắn liền với kết quả sản xuất của tất cả các doanh nghiệp của một quốc gia hoạt động ở bất cứ nơi đâu trong bối cảnh thế giới phẳng (hội nhập kinh tế quốc tế). Hiện tại nhiều nước trên thế giới, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hay cụ thể hơn là năng lực cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, trong số các chỉ tiêu/ chỉ báo thể hiện có chỉ tiêu/chỉ báo về tính chất/mức độ xanh của hàng hóa, dịch vụ như thương hiệu xanh, nhãn xanh.... Cần khẳng định rằng thị trường (trong nước và nước ngoài) đang được xanh hóa nên các doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho thị trường cũng phải trở nên xanh, còn ngược lại sẽ dẫn đến phá sản.

Người tiêu dùng bao gồm cả người tiêu dùng trong nước và quốc tế với nhận thức và hành vi tiêu dùng hiện đại cũng đang có nhu cầu, yêu cầu ngày càng cao đối với các loại hàng hóa, dịch vụ xanh, thân thiện với môi trường, qua đó tạo nên sức ép đối với các doanh nghiệp về cung cấp hàng hóa, dịch vụ xanh. Thị trường xanh là “sân chơi” mà ở đó doanh nghiệp đúng hơn là hàng hóa, dịch vụ xanh của doanh nghiệp và người tiêu dùng thực hiện mua bán, trao đổi theo nguyên lý thị trường và theo các quy định do Nhà nước đặt ra.

Lý thuyết về kinh tế thị trường cho biết thường thì cầu quyết định cung. Trong các quyết định quản lý kinh tế vĩ mô thường sử dụng tiếp cận “kích cầu” để qua đó “kích cung” từ phía các doanh nghiệp. Còn trong các quyết định quản lý kinh tế vi mô thường xuất phát từ nguyên lý “sản xuất để cho ai” hay nói theo phương châm của các doanh nghiệp là “khách hàng là trung tâm”, “khách hàng là thượng đế”. Vậy làm người tiêu dùng thường là nhân tố trung tâm quyết định tới thị trường. Người tiêu dùng xanh sẽ ảnh hưởng đến quyết định tới cung ứng hàng hóa, dịch vụ xanh từ phía doanh nghiệp và các hoạt động mua bán, trao đổi trên thị trường sẽ làm xanh hóa thị trường.

Bối cảnh phát triển mới ở nước ta hiện nay được hướng tới gắn liền với 4 tác nhân có ảnh hưởng toàn diện và sâu rộng là Hội nhập kinh tế quốc tế; Biến đổi khí hậu; Đổi mới kinh tế và Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, hội nhập kinh tế và đổi mới kinh tế ở nước ta đã diễn ra trong vài thập kỷ, còn biến đổi khí hậu và Cách mạng công nghiệp 4.0 mới được quan tâm chú ý đến trong những năm gần đây. Đáng chú ý, tác động đồng thời của 4 tác nhân này tới quản lý phát triển theo hướng xanh bền vững đòi hỏi các quyết định quản lý phát triển ở mọi cấp độ (quốc gia, doanh nghiệp) phải tính đến không chỉ tác động riêng rẽ mà còn là tác động cộng hưởng. Bởi lẽ các tác nhân ấy tạo ra cả thuận lợi/cơ hội và cả những khó khăn/thách thức hơn nữa những yếu tố này có thể chuyển hóa với nhau tùy thuộc vào sự thông minh, khéo léo trong các quyết định phát triển.

Liên kết nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Việt Nam

Xu hướng tiêu dùng xanh đang ngày càng phổ biến và việc bắt kịp xu hướng này sẽ tạo cơ hội cũng như tranh thủ được sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho doanh nghiệp. 

Tại Việt Nam, “Nhãn xanh Việt Nam” là tên gọi của chương trình nhãn sinh thái tại Việt Nam được triển khai thực hiện từ năm 2009 với mục tiêu liên tục cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống thông qua giảm thiểu sử dụng và tiêu dùng năng lượng, vật liệu cũng như các loại chất thải sinh ra do quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ đời sống.

Nhà nước đưa ra chính sách phát triển sạch hướng tới sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường, mặt khác đóng vai trò người tiêu dùng lớn có tác động đến thị hiếu mua sắm và tiêu dùng sản phẩm, kích cầu các sản phẩm thân thiện với môi trường. Khi Nhà nước triển khai chương trình sẽ thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững, tạo điều kiện cho nhà sản xuất đầu tư vào hoạt động bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu phát thải ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; giảm chi phí xử lý ô nhiễm môi trường; định hướng phát triển các ngành kinh tế xanh gắn với sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu và năng lượng, bảo tồn và gia tăng giá trị vốn tự nhiên, nâng cao chất lượng sống. Theo quy định, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường, được gắn Nhãn Xanh Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí về bảo vệ môi trường.

Các ưu đãi này sẽ khuyến khích doanh nghiệp tích cực trong việc gắn nhãn sinh thái trên các sản phẩm của mình tạo ra lợi ích kép cho doanh nghiệp. Một mặt, doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi từ phía Nhà nước dành cho sản phẩm gắn nhãn sinh thái, mặt khác, thị phần của doanh nghiệp sẽ được mở rộng do hiện nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, giá cả mà còn xem xét đến các yếu tố sức khỏe, môi trường của sản phẩm - những yếu tố hội tụ đầy đủ trong các sản phẩm được gắn nhãn sinh thái

Doanh nghiệp hướng tới nhãn sinh thái để bảo đảm thị phần kèm theo đó là lợi nhuận, người tiêu dùng hướng tới nhãn sinh thái để bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng. Khi người tiêu dùng có yêu cầu cao về chất lượng, mức độ an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường sẽ trở thành động lực thúc đẩy nhà sản xuất, kinh doanh cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường, các sản phẩm được gắn nhãn sinh thái.

Để thúc đẩy nền sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam, ngày 01 tháng 11 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 76/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chương trình đã được Bộ Công Thương triển triển khai trong giai đoạn 2016-2020. Ngày 24 tháng 6 năm 2020, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 889/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 thay thế Quyết định 76/QĐ-TTg với mục tiêu “Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”.

Để triển khai thực hiện, Chương trình đã xác định được 15 nhóm nhiệm vụ cụ thể: Hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh; Thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng; Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững; Thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái. Đồng thời, phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dung, mua sắm bền vững; Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và thực hành lối sống bền vững; áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải. Mặt khác, đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; Tiếp cận và hỗ trợ tài chính xanh; Tăng cường hợp tác quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững... 

 

 

L.D

(Trích dẫn và biên tập trong cuốn "Doanh nghiệp với Thương hiệu xanh cho phát triển bền vững" của VACNE) 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline