Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 13/07/2025 17:07

Tin nóng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Chủ nhật, 13/07/2025

Lấy lại vị thế xuất khẩu khi giá gạo giảm sâu

Thứ sáu, 21/02/2025 06:02

TMO - Để thoát khỏi tình trạng giá gạo xuất khẩu liên tục giảm trong hơn 2 tháng qua, Việt Nam cần tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá gạo giảm sâu các doanh nghiệp cần coi đây là động lực để mở rộng thị trường mới.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 17/2, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang duy trì ở mức dưới 400 USD/tấn. Cụ thể, gạo xuất khẩu 5% tấm đang được chào bán với giá 395 USD/tấn; gạo 25% tấm đang chào bán với giá 372 USD/tấn; gạo 100% tấm đang được chào bán với giá 310 USD/tấn. Hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang thấp nhất trong nhóm 4 nước xuất khẩu hàng đầu gồm: Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Pakistan. Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng như của các quốc gia xuất khẩu lớn trong khu vực đã có sự đảo chiều, giảm sâu. Điều này đã tác động tiêu cực đến giá lúa ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2024 - 2025 ở Đồng bằng sông Cửu Long, khiến thị trường trở nên trầm lắng.

Các chuyên gia ngành lúa gạo Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần có các phương án sản xuất và kinh doanh phù hợp, đồng thời coi đây là động lực để phát triển thị trường mới. Nhận định của một số chuyên gia, giá gạo xuất khẩu giảm sâu do thị trường xuất khẩu chưa khởi sắc, với Philippines mua nhỏ giọt và Indonesia hạn chế nhập. Trong khi đó, vào thời điểm thu hoạch rộ vụ Đông Xuân, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn đang chờ đợi và theo dõi diễn biến giá trên thị trường.

Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng lúa năm 2025 ước đạt 43,143 triệu tấn, giảm 323.000 tấn so với cùng kỳ năm 2024. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long dự báo sẽ sản xuất 23,965 triệu tấn lúa; trong đó, khoảng 8,9 triệu tấn sẽ được tiêu thụ nội địa hoặc sử dụng làm giống và thức ăn chăn nuôi, trong khi 15,085 triệu tấn sẽ được xuất khẩu, tương đương với 7,542 triệu tấn gạo hàng hóa. Với sản lượng gạo xuất khẩu trên, có khoảng 75% sẽ là gạo chất lượng cao và gạo thơm, tương đương 5,657 triệu tấn; khoảng 10% là gạo nếp, tương đương 754.000 tấn và 15% còn lại sẽ là gạo chất lượng trung bình, tương đương 1,131 triệu tấn. Các chuyên gia ngành lúa gạo Việt Nam cho rằng, ngay từ đầu năm 2025, cần có các phương án sản xuất và kinh doanh phù hợp.

Về mặt thị trường xuất khẩu, bên cạnh việc duy trì xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như Philippines và Indonesia, Việt Nam cần chủ động đa dạng hóa thị trường và sản phẩm, hướng tới các thị trường tiềm năng như châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Tây Á và châu Phi. Các địa phương cần tập trung sản xuất những loại gạo chất lượng cao, đặc sản, được thị trường ưa chuộng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất các địa phương tập trung nguồn lực triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhằm giúp Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng cao, phù hợp với xu thế tiêu dùng toàn cầu

Với tình hình nguồn cung dự báo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Bộ Công Thương đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào các tháng có sản lượng thu hoạch lớn (tháng 2, 3, 4, 7, 8 và 9 trong năm 2025) để ứng phó với diễn biến thị trường.

Giá gạo xuất khẩu hiện nay đang giảm sâu. (Ảnh minh hoạ). 

Đồng thời, Bộ Công Thương cần tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường xuất khẩu để đảm bảo xuất khẩu hết lượng gạo hàng hóa, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất cơ chế quản lý hệ thống thương lái thu mua lúa theo hướng chuyên nghiệp, với hợp đồng rõ ràng và các chính sách hỗ trợ như doanh nghiệp, để đảm bảo chất lượng và nguồn cung ổn định cho xuất khẩu. Trước đó, giá gạo xuất khẩu tại các nước chủ chốt giảm mạnh, đạt mức thấp nhất trong hai năm qua, sau khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế đối với xuất khẩu gạo.

 Hiện tại, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống dưới 400 USD/tấn, trong khi giá gạo 5% tấm của Thái Lan cũng chỉ còn trên 410 USD/tấn, giảm hơn 200 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Trong nước, lúa Jasmine (khô) trung bình tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt mức 8.250 đồng/ kg; lúa IR50404 (khô) trung bình đạt 6.680 đồng/kg; lúa OM6976 (khô) trung bình 7.250 đồng/kg… Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường gạo thế giới vừa trải qua một giai đoạn giao dịch chậm, thấp hơn nhiều so với chu kỳ hàng năm.

Sự giảm giá của lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu từ cuối năm 2024 được cho là do tình trạng dư cung trên thị trường toàn cầu. Trong khi các thị trường nhập khẩu gạo truyền thống lớn như Indonesia và Philippines đang tạm ngừng hoặc giảm bớt mua vào để theo dõi diễn biến giá, sản lượng gạo từ các nước sản xuất lớn, đặc biệt là Ấn Độ, lại tăng mạnh.

Cụ thể, Indonesia (thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam) đang tự chủ lương thực và chỉ nhập khẩu lượng nhỏ gạo tùy theo nguồn cung, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2024 - 2025 sẽ đạt mức kỷ lục 532,66 triệu tấn, cao hơn gần 10 triệu tấn so với năm trước. Riêng Ấn Độ sẽ sản xuất 145 triệu tấn gạo, tăng 7,2 triệu tấn so với năm trước, làm gia tăng dư thừa nguồn cung và khiến nhiều khách hàng truyền thống của Việt Nam phải trì hoãn mua hàng vì kỳ vọng giá sẽ tiếp tục giảm. Việc giá gạo xuất khẩu giảm càng trở nên đáng lo ngại khi Việt Nam sắp bước vào vụ thu hoạch Đông Xuân - vụ mùa lớn nhất trong năm.

Với điều kiện thời tiết thuận lợi, sản lượng dự báo sẽ rất dồi dào, nhưng nhu cầu từ các nhà nhập khẩu lại yếu khiến nhiều người dân cũng như các doanh nghiệp lo ngại giá gạo sẽ tiếp tục giảm. Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất Bộ Công Thương tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng các thị trường xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo xuất khẩu hết lượng gạo hàng hóa đồng thời đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu.

 

 

Thu Nga

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline