Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 03:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

Lạng Sơn ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất giống, chăn nuôi ngựa bạch

Thứ năm, 08/05/2025 12:05

TMO - Những năm gần đây, tỉnh Lạng Sơn chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nhân giống và chăm sóc ngựa bạch. Qua đó, góp phần cải tạo, nâng cao chất lượng đàn ngựa bạch, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Huyện Chi Lăng có điều kiện tự nhiện, khí hậu phù hợp với chăn nuôi ngựa bạch, đây là dòng ngựa quý, dễ nuôi, ít bệnh tật, phù hợp với phát triển chăn nuôi chăn nuôi tại các tỉnh miền núi và trung du. Thịt ngựa bạch có giá trị dinh dưỡng cao, cao xương ngựa bạch, phổi ngựa bạch được coi là nguồn dược liệu quý dùng trong đông y.

Tuy nhiên chăn nuôi ngựa bạch tại tỉnh Lạng Sơn vẫn mang tính tự phát, việc chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn thả tự nhiên, phối giống tự nhiên và không có sự tác động, kiểm soát dẫn đến mức độ cận huyết cao, ảnh hưởng đến chất lượng đàn, chưa có biện pháp chủ động được nguồn thức ăn, do đó ngựa con sinh ra không có phẩm chất tốt, tầm vóc nhỏ, sinh trưởng phát triển chậm, chưa có biện pháp phòng và điều trị bệnh, chưa có biện pháp để xử lý chất thải chăn nuôi gây ra sự ô nhiễm về môi trường sống của ngựa.

Để phát triển chăn nuôi và khai thác bền vững giống ngựa bạch tại tỉnh Lạng Sơn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao điều kiện sống cho người dân miền núi, thì việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi là hết sức cần thiết. Theo đó, phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Chi Lăng phối hợp với Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên triển khai Dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống và chăn nuôi ngựa bạch tại tỉnh Lạng Sơn”.

Dự án được thực hiện với mục tiêu cụ thể: Tiếp nhận và làm chủ được các quy trình kỹ thuật; Xây dựng mô hình sản xuất giống và chăn nuôi ngựa bạch; ô hình trồng, chế biến thức ăn cho ngựa; Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn cho người dân kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi. Dự án được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu và quy trình công nghệ của Đề tài cấp Nhà nước: “Khai thác nguồn gen ngựa bạch Việt Nam".

Lạng Sơn ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất giống, chăn nuôi ngựa bạch (Ảnh minh họa). 

Nhóm thực hiện dự án đã chuyển giao các quy trình kỹ thuật về chăn nuôi ngựa bạch cho địa phương, cụ thể: Viện Khoa học sự sống đã chuyển giao đầy đủ 07 quy trình công nghệ, hỗ trợ ứng dụng các quy trình công nghệ cho dự án, các quy trình được hoàn thiện phù hợp hơn với thực tế chăn nuôi tại tỉnh Lạng Sơn, bao gồm:

Quy trình chọn lọc và nhân giống ngựa bạch; Quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ngựa bạch đực giống và ngựa Bạch cái sinh sản; Quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ngựa bạch cai sữa, ngựa sinh trưởng; Quy trình kỹ thuật phòng và trị bệnh cho ngựa bạch; Quy trình kỹ thuật trồng và chế biến thức ăn cho ngựa bạch; Quy trình kỹ thuật chế biến rơm rạ, cỏ khô, thân cây ngô cho đại gia súc trong vụ đông xuân; Quy trình kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi đại gia súc trong nông hộ.

Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Chi Lăng tiếp nhận thành công về công nghệ và ứng dụng thông qua việc xây dựng các mô hình sản xuất giống và chăn nuôi ngựa và mô hình chế biến thức ăn thô xanh với 10 hộ dân tham gia tại thôn Co Hương, Suối Phầy, Pá Chào, Suối Mạ A, xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng: Mô hình sản xuất giống và chăn nuôi ngựa bạch với quy mô 103 ngựa cái và 13 ngựa đực giống thuần chủng, Mã số giống: 18/2010/HĐ-NVQG có chất lượng tốt, tỷ lệ thụ thai đạt 75% ở lần phối giống đầu tiên.

Mô hình sản xuất giống đã sản xuất được 180 ngựa con có khối lượng tiêu chuẩn, mang đầy đủ đặc điểm ngoại hình đặc của giống ngựa bạch, không lai tạp, sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình đã có thu nhập từ nguồn bán ngựa giống đạt trung bình trên 290 triệu đồng/hộ dân. Mô hình trồng, chế biến thức ăn thô xanh với quy mô hơn 10.000 m2(cỏ, ngô sinh khối, cây chuối), chế biến thức ăn dự trữ.

Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ về con giống, hỗ trợ xây dựng, sửa sang chuồng trại, được các cán bộ chuyển giao đào tạo, hướng dẫn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc ngựa bạch. Qua quá trình thực hiện, người chăn nuôi gia đã biết chọn con giống tốt, chăm sóc nuôi dưỡng ngựa bạch, chế biế, tận dụng các sản phẩm phụ nông nghiệp để tiết kiệm được chi phí, phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao hiệu suất chăn nuôi, từ đó tăng giá trị của sản phẩm ngựa bạch.

Dự án đã đào tạo được 07 cán bộ kỹ thuật được cấp giấy chứng nhận, các học viên đã tiếp thu được lý thuyết và hướng dẫn thực hành thực tế tại mô hình. Dự án đã tổ chức tập huấn cho các hộ chăn nuôi ngựa bạch trong vùng dự án tham gia tại xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Qua các buổi tập huấn, người dân nắm được các kiến thức cơ bản về giá trị, hiệu quả trong chăn nuôi ngựa bạch, nắm được kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ngựa bạch ở các giai đoạn tuổi, kỹ thuật trồng và chế biến thức ăn cho ngựa bạch, kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi ngựa, công tác thú y, phòng dịch cho đàn ngựa. 

Thông qua đào tạo, tập huấn, dự án đã thu hút được các cán bộ trẻ, người dân tại xã Hữu Kiên và các vùng lân cận tham gia, đây là tiền đề quan trọng để người dân thay đổi phương thức chăn nuôi từ truyền thống sang chăn nuôi những loài có thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động thuộc các xã miền núi của tỉnh Lạng Sơn./.

 

 

Bùi Việt

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline