Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Làng nghề đẩy mạnh sản xuất phục vụ thị trường trước, trong và ngoài Tết

Thứ bảy, 29/01/2022 21:01

TMO- Vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, những ngày qua các làng nghề trên khắp cả nước đang tăng tốc, đẩy mạnh sản xuất, kịp thời đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có hơn 5.400 làng nghề, trong đó có khoảng 2.000 làng nghề truyền thống. Những ngày cận Tết, không khí sản xuất tại các làng nghề đang rất hối hả, khẩn trương.

Cứ đến cuối năm, dọc các thửa ruộng, triền đồi, nương cao, người dân ở xã Côn Minh, huyện Na Rì (Bắc Kạn) lại hối hả thu hoạch dong riềng. Tại các cơ sở sản xuất miến dong, từ tờ mờ sáng, khói từ các lò đã tỏa ra nghi ngút. Trong sân, ngoài ngõ, nóc nhà... chỗ nào cũng đầy những phên phơi bánh tráng miến.

Làng nghề sản xuất miến dong xã Côn Minh, huyện Na Rì, Bắc Kạn tất bật sản xuất cung ứng thị trường Tết

Vụ miến Tết thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch. Vào đúng dịp phục vụ dịp Tết Nguyên đán, các hộ sản xuất miến dong tại xã Côn Minh cung ứng ra thị trường khoảng 30 tấn miến. Năm nay giá miến tương đối ổn định, ngày thường miến được bán giao cho thương lái với mức giá 50.000 đồng/kg, vào dịp Tết giá tăng lên 52.000 đồng/kg.

Cùng với sản phẩm miến, bánh đa nem cũng là mặt hàng được tiêu thụ nhiều vào mỗi dịp Tết. Tại làng nghề sản xuất bánh đa nem thôn Cầu Gạo, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong (Bắc Ninh), không khí sản xuất đang hết sức nhộn nhịp, khẩn trương. Để có đủ sản phẩm cung ứng ra thị trường, mỗi ngày, người dân ở thôn Cầu Gạo cho ra lò hàng vạn mẻ bánh. Trước đây, các hộ chủ yếu tráng bánh bằng phương pháp thủ công, mỗi ngày một hộ chỉ tráng được hơn 10 kg bột. 

Bánh đa nem được người dân thôn Cầu Gạo sản xuất quanh năm nhưng vào dịp Tết nhu cầu của người dân tăng vọt cho nên dù có máy móc hỗ trợ nhưng người dân ở làng nghề vẫn phải làm việc liên tục từ 1-2 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Thời gian nghỉ ngơi rất ít, ngoài lúc tráng bánh bà con phải tranh thủ thời tiết tạnh ráo để phơi bánh cho khô.

Các làng nghề sản xuất bánh đa nem hối hả cho những chuyến hàng thị trường Tết năm nay

Không khí làm việc tất bật những ngày cuối năm đã mang lại sức sống cho nhiều làng nghề. Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, thời gian qua, do tác động của dịch Covid-19 các làng nghề gặp chồng chất khó khăn, nhất là các làng nghề truyền thống. Thị trường trong nước và xuất khẩu co hẹp, du lịch bị hạn chế khiến sức mua hàng thủ công giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của người dân nhất là các hộ có quy mô nhỏ và vừa. Trong bối cảnh trên, rất nhiều làng nghề chỉ hoạt động cầm chừng hoặc phải tạm ngừng sản xuất.

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, để làng nghề có thể phục hồi sau những ảnh hưởng của dịch Covid-19, trước mắt, cơ quan chức năng cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ, ưu đãi về vốn vay, tìm thị trường tiêu thụ... giúp các làng nghề có điều kiện khôi phục sản xuất.

Về lâu dài, để tạo sức bật cho các làng nghề cần quy hoạch ngành nghề theo nhu cầu của thị trường và phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương. Có chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp ở nông thôn, giúp đỡ các làng nghề ứng dụng công nghệ số, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, cũng như tiếp tục tạo thuận lợi về đất đai, các loại thuế, phí, nguồn vốn

Bên cạnh đó, các làng nghề muốn đứng vững trong bối cảnh hiện nay từng làng nghề phải xác định sản phẩm chủ lực, thị trường trọng yếu của mình. Trong tình hình mới, phải có dự báo về nhu cầu các thị trường cũng như chính sách mà thị trường đang áp dụng. Trên cơ sở phân tích nhu cầu của người tiêu dùng, các làng nghề cần xem lại sản phẩm của mỗi hộ, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline