Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/04/2025 10:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ ba, 01/04/2025

Làm rõ việc doanh nghiệp đắp đập trên sông để khai thác cát

Chủ nhật, 10/04/2022 06:04

TMO - Trong quá trình khai thác, hàng nghìn m2 đất hai bên bờ sông bị lấn chiếm, hơn nữa một số đơn vị này còn đắp một con đường giữa dòng sông để khai thác cát.

Thời gian qua, tình trạng khai thác thác cát trên địa bàn 2 xã Tân Dương và Xuân Hoà, huyện Bảo Yên (Lào Cai) khiến dòng chảy bị thay đổi, tác động lớn đến môi trường.

Hình ảnh khu vực khai thác trên bản đồ vệ tinh.

Những ngày đầu tháng 3, phóng viên Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường đã có mặt tại khu vực thôn Làng Rằm, xã Tân Dương; Thôn Cuông 1, xã Xuân Hoà để nắm bắt vụ việc. Đứng từ trên cầu Bắc Cuông có thể thấy rõ, dòng sông được chia làm đôi, một con đập được doanh nghiệp mở,nối từ bờ chạy thẳng ra giữa lòng sông, có bề ngang khoảng 4 mét, dài hơn 100 mét giữa dòng sông Chảy (đoạn chảy qua 2 xã Tân Dương, Xuân Hoà).

Thực tế cho thấy, để đắp con đập này, doanh nghiệp đã đổ xuống sông hàng nghìn m3 sỏi đá, có dấu hiệu lấn, chiếm hàng nghìn m2 đất lòng sông và đất bán ngập. Việc đào hố, đắp đập đã và đang làm thay đổi, chuyển hướng dòng chảy của con sông, khiến nhiều diện tích đất của người dân bị sạt lở không thể canh tác.

Hàng nghìn m2 đất bán ngập, đất lòng sông bị lấn chiếm.

Đặc biệt, các đơn vị khai thác ở đây không dùng bất kỳ tàu hút cát nào,việc đắp đập, làm đường ra giữa lòng sông để thuận tiện cho những chiếc máy xúc đồ sộ, trực tiếp vục gầu xuống lòng sông để lấy cát, vận chuyển về bãi tập kết. Ghi nhận tại hiện trường, hiện đang có hàng vạn khối cát, sỏi được chất đống chờ chở đi tiêu thụ.

Việc khai thác cát, sỏi nơi đây khiến người dân hoài nghi có đúng quy định hay không?.

Theo tìm hiểu, hai đơn vị đang hoạt đông khai thác tại đây là Công ty TNHH Thương mại Kiến Thịnh; Công ty TNHH MTV Ngọc Hà.

Anh H. – Người dân sinh sống gần cầu Bắc Cuông cho biết: “Đơn vị này hoạt động khai thác cát ở đây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người dân xung quanh, nhiều khi ăn không ngon, ngủ không yên”. Theo anh H. ảnh hưởng do các phương tiện khai thác, vận chuyển ồn ã, cát sỏi rơi vãi khắp đường, mỗi khi các phương tiện di chuyển qua đây là người dân lãnh đủ. Hơn nữa, nhiều diện tích đất canh tác của các hộ gia đình quanh đây đang dần dần bị sạt lở, và có nguy cơ mất trắng.

Ngoài ra, con đường dẫn vào bến bãi tập kết của các đơn vị này được cắm biển giới hạn xe có trọng tải 10 tấn, tuy nhiên nhiều xe cỡ lớn, cơi nới thành thùng vẫn bất chấp ra vào để vận chuyển cát sỏi. Hoạt động khai thác, vận chuyển diễn ra giữa ban ngày như một đại công trường trong suốt một thời gian dài.

Liên quan đến vụ việc trên, phóng viên đã liên hệ với UBND xã Xuân Hoà và Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Bảo Yên để tìm hiểu sự việc. Sau khi tiếp nhận thông tin, cả hai đơn vị trả lời “sẽ cho cán bộ xuống để kiểm tra, nếu có nếu có sai phạm sẽ tiến hành lập biên bản, xử lý vi phạm”.

Sự việc tiếp tục được thông tin!

Điều 5, Nghị định số 104/2017/NĐ-CP quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều. Theo đó, cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi neo đậu không đúng nơi quy định của tàu thuyền và các phương tiện khác vào công trình phòng, chống thiên tai.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý sử dụng sai mục đích của công trình phòng, chống thiên tai.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Lấn chiếm bãi sông, lòng sông làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục; Khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục.

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại công trình phục vụ phòng, chống thiên tai. Ngoài ra, cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm lấn chiếm bãi sông, lòng sông làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục; Hành vi làm hư hại công trình phục vụ phòng, chống thiên tai; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục.

 

 

Hương Ly – Thiên Trường

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline